Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Nguyên lý làm việc của máy căng bu lông (Bolt tensioner)

Thanh Sơn tổng hợp, bản quyền thuộc về baoduongcokhi.com Định nghĩa máy  căng bu lông: Máy căng bu lông thủy lực, còn được gọi là máy căng thủy lực hoặc máy kéo căng bu lông, v.v.   Máy căng bu lông là một công cụ siết chặt và tháo rời bu lông. Nó giống như một kích dạng vòng được lắp đặt trên guzong (stud) và đai ốc (nut) của mặt bích cần siết chặt hoặc tháo rời.  Với sự trợ giúp của năng lượng từ bơm thuỷ lực, guzong được kéo căng trong vùng biến dạng đàn hồi theo độ đàn hồi cho phép của vật liệu , qua đó đạt được mục đích siết hoặc tháo bu lông.  Nghe bài viết: Ưu điểm: Ưu điểm lớn nhất của bộ căng bu lông thủy lực là có thể xiết và tháo rời nhiều bu lông cùng một lúc . Phân bố lực đồng đều .  Đây là một công cụ an toàn, hiệu quả và nhanh chóng , đồng thời là cách tốt nhất để siết chặt và tháo rời các bu lông có thông số kỹ thuật khác nhau. Nguyên lý cấu tạo: loại bol tensioner:  phần piston thủy lực tách rời vòng puller         ...

Quy trình chi tiết thử nghiệm áp lực nước (Hydro Test) cho thiết bị áp lực

Biên dịch Thanh Sơn, bản quyền thuộc về baoduongcokhi.com 1. Mục đích: Kiểm tra khả năng chịu áp lực và độ kín của thiết bị trao đổi nhiệt, đảm bảo không có hiện tượng rò rỉ hoặc biến dạng xảy ra trong quá trình vận hành thực tế. Hydro-test được thực hiện để đảm bảo tính toàn vẹn của thiết bị áp lực trước khi đưa vào sử dụng. Các mục tiêu chính bao gồm: Kiểm tra độ kín (Leak Testing): Xác định không có rò rỉ tại các điểm quan trọng, bao gồm: Mối hàn: Phát hiện các khuyết tật như nứt, thiếu liên kết, hoặc rỗ khí. Thành phần chính: Ví dụ như mặt bích hoặc các bộ phận không hàn, phát hiện khuyết tật vật liệu. Khớp nối mặt bích: Đánh giá độ kín của mối ghép, độ chính xác khi siết bu-lông, hoặc lựa chọn miếng đệm (gasket). Kiểm tra độ bền (Strength Testing): Đảm bảo thiết bị có thể chịu áp lực cao hơn áp suất thiết kế, thường gấp 1.3-1.5 lần áp suất thiết kế . Phát hiện các lỗi thiết kế hoặc các điểm yếu tại các vùng hình học phức tạp. Ngăn chặn phát triển vết nứt (Fracture Mechanics): H...

LOPA (Layer of Protection Analysis) và SIL (Safety Integrity Level)

Biên dịch Thanh Sơn, bản quyền thuộc về baoduongcokhi.com Hình ảnh minh họa các lớp bảo vệ cho một quá trình công nghệ nhất định (LOPA). Các lớp trong sơ đồ được xếp hạng từ 1-9 là các biện pháp bảo vệ mong muốn nhất-ít mong muốn nhất . Trong lĩnh vực quản lý an toàn quá trình (Process Safety Management – PSM), hai quy trình LOPA (Layer of Protection Analysis) và SIL (Safety Integrity Level) đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và giảm thiểu rủi ro. Cùng tìm hiểu chi tiết về hai quy trình này. LOPA (Layer of Protection Analysis) LOPA là một phương pháp phân tích bán định lượng rủi ro được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các lớp bảo vệ (layers of protection) trong việc giảm thiểu nguy cơ. Quy trình này giúp đảm bảo rằng các nguy cơ tiềm tàng được giảm xuống mức chấp nhận được. Quy trình thực hiện LOPA: Xác định kịch bản nguy hiểm: Nhận diện các nguy cơ tiềm tàng (hazards) có thể dẫn đến sự cố nghiêm trọng. Phân tích nguyên nhân: Xác định nguyên nhân của các kịch bản nguy hi...

Quy trình xử lý rác và phát điện tại nhà máy điện rác Sóc Sơn, Hà Nội

Nhà máy điện rác Sóc Sơn, Hà Nội, là một trong những dự án công nghệ đốt rác phát điện hiện đại và lớn nhất Việt Nam, với công suất xử lý lên đến 5.000 tấn rác/ngày và sản xuất 60 MWh điện mỗi ngày. Nhà máy sử dụng công nghệ lò đốt ghi cơ học nhập khẩu từ châu Âu , được cải tiến để phù hợp với rác thải có độ ẩm cao và chưa phân loại tại Việt Nam. Đây là giải pháp tiên tiến, góp phần giải quyết vấn đề rác thải đô thị và bảo vệ môi trường. Thông số vận hành và chi phí đầu tư Công suất xử lý : 5.000 tấn rác/ngày , chiếm 70% lượng rác nội thành Hà Nội . Công suất phát điện : 60 MWh/ngày , cung cấp ổn định cho lưới điện quốc gia. Hiệu quả giảm thiểu : Giảm 90-95% khối lượng và thể tích rác. Giảm phát thải khí nhà kính so với chôn lấp truyền thống. Chi phí đầu tư : Tổng vốn đầu tư dự án: 7.000 tỷ đồng . Quy trình xử lý rác tại nhà máy điện rác Sóc Sơn – Mô tả chi tiết kỹ thuật Nhà máy điện rác Sóc Sơn áp dụng công nghệ đốt rác phát điện hiện đại nhất, phù hợp với đặc tính rác thải sinh hoạ...

So sánh Hàn TIG và Hàn Que

Biên dịch Thanh Sơn, bản quyền thuộc về baoduongcokhi.com Tổng quan về Hàn Trong ngành cơ khí chế tạo, hàn là kỹ thuật nối các chi tiết hoặc tạo lớp phủ trên bề mặt vật liệu (kim loại hoặc phi kim) để đáp ứng các yêu cầu sử dụng cụ thể. Đây là phương pháp liên kết cố định, không thể tháo rời, thông qua việc làm nóng chảy hoặc kết hợp áp lực để đạt liên kết ở cấp độ nguyên tử hoặc phân tử. Khi hàn, có thể dùng thêm vật liệu bổ sung hoặc không. Hiện nay, các phương pháp hàn phổ biến gồm: 1. Hàn gió đá (Hàn khí) Sử dụng khí oxy và acetylen (hoặc gas) để tạo nhiệt làm nóng chảy kim loại tại mối hàn. Có thể thêm hoặc không thêm vật liệu bổ sung (que hàn). 2. Hàn hồ quang điện (Hàn que) Dùng hồ quang điện giữa que hàn và vật liệu để làm nóng chảy kim loại. Que hàn nóng chảy sẽ cung cấp kim loại bù vào mối hàn. 3. Hàn hồ quang dưới khí bảo vệ TIG (Tungsten Inert Gas) Sử dụng điện cực tungsten (không nóng chảy) để tạo hồ quang hàn. Khí trơ (Argon) bảo vệ mối hàn, đảm bảo chất lượng cao và bề m...

Hiệu ứng Lomakin là gì? Giải pháp nâng cấp vật liệu vòng mòn và ống lót trong bơm ly tâm

Biên dịch Thanh Sơn, bản quyền thuộc về baoduongcokhi.com Làm thế nào để các lực thủy lực được tạo ra tại các vòng mòn làm cho máy bơm của bạn trở nên đáng tin cậy hơn? Khi bạn làm việc với một bơm ly tâm trong xưởng sửa chữa của mình, hãy xem xét vai trò của các vòng mòn (wear ring) và  ống lót tiết lưu (throttle busing). Vì chúng tạo ra các lực để ổn định trong bơm nhờ Hiệu ứng Lomakin. Khi bạn giảm khe hở vòng mòn và ống lót bằng vật liệu tổng hợp (composite) hay phi kim, bạn có thể tối đa hóa các lực này và làm cho bơm của bạn đáng tin cậy hơn. Xem thêm: Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm ly tâm (phần 1) Bơm ly tâm phần 2: Phân loại bơm - Centrifugal pump classification Bơm ly tâm, phần 3: Các thông số Cột áp Head, NPSH, NPSHa và NPSHr Bơm ly tâm, phần 4: đường cong đặc tính pump curve, cách mồi bơm primer Bơm ly tâm phần 5: Xâm thực (Cavitation) nguyên nhân và cách phòng chống Bơm ly tâm phần 6: tết chèn làm kín packing box, lantern ring Bơm ly tâm phần 7:...

Độ cứng trong gia công kim loại

Biên dịch và tổng hợp: Thanh Sơn Các nội dung của bài viết: ·          Độ cứng là gì? ·          Đơn vị Độ Cứng ·          Độ Cứng trong gia công ·          Bảng Chuyển Đổi giữa các độ cứng Độ Cứng Là Gì? Độ cứng đo khả năng chống biến dạng dẻo cục bộ do lực hoặc mài mòn gây ra. Các vật liệu có độ cứng cao nói chung sẽ bền hơn và chống mài mòn hơn nhưng mặt khác lại giòn hơn và dễ gãy hơn. Trong bài đăng này, chúng tôi sẽ đề cập đến nó từ góc độ gia công. Độ cứng được định nghĩa là khả năng chống lõm (thụt, lún) và được xác định bằng cách đo chiều sâu cố định của vết lõm (thụt, lún). Nói một cách đơn giản hơn khi sử dụng một lực cố định (load), và một đầu vào vật liệu đã cho, vết lõm càng nhỏ vật liệu càng cứng. Giá trị độ cứng của vết lõm thu được bằng cách đo độ sâu hoặc diện tích của vết lõm và được sử dụng một t...

Nghe Podcast Bảo Dưỡng Cơ Khí