Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn rung động - Vibration

ISO 7919 và ISO 10816 khác nhau như thế nào?

ISO 7919 và ISO 10816 là hai tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến việc đo lường và đánh giá độ rung của máy móc, nhưng chúng khác nhau về phạm vi áp dụng và cách tiếp cận. Dưới đây là sự khác biệt chính: Sự khác biệt chính giữa  ISO 7919 và ISO 10816: Tiêu chí ISO 7919 ISO 10816 Vị trí đo Trên trục quay (rotating shaft) Trên vỏ máy (non-rotating parts) Loại cảm biến Proximity probe (đo dịch chuyển) Accelerometer (đo vận tốc/gia tốc) Đơn vị đo chính Độ dịch chuyển (µm, mils) Vận tốc rung (mm/s) hoặc gia tốc Ứng dụng Máy lớn, quan trọng (turbine, máy nén) Máy móc công nghiệp nói chung Mục đích Theo dõi rung động trục Đánh giá tình trạng tổng thể máy móc 1. ISO 7919 - Đo lường và đánh giá độ rung trên trục quay (shaft vibration) Tên đầy đủ : ISO 7919 - "Mechanical vibration of non-reciprocating machines — Measurement and evaluation of vibration on rotating shafts". Phạm vi áp dụng : Tập trung vào đo lường độ rung trên trục quay (rotating shafts) của các máy móc không chuyển độ...

Webinar đào tạo Bảo trì dự đoán, phân tích rung động

Webinar  Series  đào tạo miễn phí về Bảo trì dự đoán, phân tích rung động máy (có 37 videos) đây là một chương trình đào tạo trực tuyến được thực hiện bởi công ty Avitek (trích hình ảnh trên Webinar) Các Video bài giảng  Phần 1.1: Giới thiệu chương trình đào tạo  Phần 1.2: Khái niệm  Phần 1.3: Áp dụng bảo trì dự đoán vào doanh nghiệp của bạn  Phần 1.4: Các phương pháp thực hiện bảo trì dự đoán  Phần 1.5: Kỹ thuật phân tích rung động  Phần 1.6: 05 quy trình phân tích rung động  Phần 2.1: Tổng quan hệ CbM Rung động  Phần 2.2: Phân tích độ rung Offline  Phần 2.3: Độ rung trong Process Control  Phần 2.4: Hệ thống giám sát độ rung Online.  Phần 2.5: Tổng quan cảm biến độ rung.  Phần 2.6: Gia tốc kế - Accelerometer.  Phần 2.7: Cảm biến độ rung vận tốc.  Phần 2.8: Cảm biến tiệm cận - Proximity Probe.  Phần 2.9: Cảm biến 4 20mA - Loop Powered  Phần 2.10: Tóm tắt bài học số 2...

Giáo trình chẩn đoán hư hỏng bằng phân tích rung động máy (bản 2022)

1. MỤC ĐÍCH Giáo trình này sẽ giúp các kỹ sư nhà máy nắm được tổng quan về rung động của máy, kỹ thuật phân tích và chẩn đoán rung động của máy hỗ trợ công tác bảo trì ở nhà máy công nghiệp. 2. PHẠM VI ÁP DỤNG Giáo trình này để tham khảo cho các kỹ sư cơ khí, điện và điều khiển tự động hóa bảo dưỡng trong nhà máy công nghiệp. 3. TÀI LIỆU THAM KHẢO § Fundamentals of Vibrations, L Meirovitch § Vibration spectrum analysis: a practical approach, Steve Goldman § Machinery vibration: measurement and analysis, Victor Wowk § Theory of Vibration with Applications, Willia Thomson § Mechanical and structural vibrations, Demeter G. Fertis § Vibration problems in engineering, William Weaver, Stephen Timoshenko, Donovan Harold Young. Xem thêm các bài 1, 2, 3, 4 và 5: Chẩn đoán hư hỏng bằng phân tích rung động máy, 01: Rung động máy là gì? Nguyên nhân gây rung?   https://youtu.be/fvumJwyShqg  Chẩn đoán hư hỏng bằng Phân tích rung động máy, 2: Biên độ, Tần số, Pha, Wav...

Chẩn đoán hư hỏng bằng Phân tích rung động máy, 5: 4 giai đoạn hư hỏng của vòng bi

Như chúng ta đã biết, vòng bi là một thành phần của máy quay, nó giúp định vị rô to quay tự do và đồng thời truyền tải giữa roto và thân máy quay. Một máy quay phức tạp, sẽ có nhiều thành phần có thể hư hỏng. Tuy nhiên, một phân tích hư hỏng của vòng bi có thể ngăn chặn trước khi nó xảy ra nghiêm trọng hơn và giảm chi phí do phải ngừng máy và các thiệt hại làm hư hỏng các bộ phận khác của máy quay . Phân tích phổ rung động đã được sử dụng để chẩn đoán các khuyết tật của vòng bi, giúp đảm bảo hiệu suất và kéo dài tuổi thọ của vòng bi. Các khuyết tật trong vòng bi tạo ra một loạt các tác động lặp lại theo chu kỳ với tốc độ quay được gọi là tần số vòng bi. Các khuyết tật trong vòng bi tạo ra một loạt các tác động lặp lại theo chu kỳ với tốc độ quay được gọi là tần số vòng bi. Các khuyết tật khác nhau xảy ra trong vòng bi có thể được phân loại theo các chi tiết bị hư hỏng như: khuyết tật rãnh bi vòng ngoài, khuyết tật rãnh bi vòng trong, khuyết tật của viên bi, và sự kết hợp khuyết t...

Chẩn đoán hư hỏng bằng Phân tích rung động máy, 4: Các phổ rung động hư hỏng tiêu biểu.

Tất cả các thiết bị quay, đều tạo ra rung động hay tín hiệu mà phản ánh tình trạng làm việc của nó. Điều này có liên quan tới tốc độ, kiểu làm việc chuyển động quay, chuyển động tịnh tiến hay tuyến tính. Phân tích rung động có khả năng áp dụng cho tất cả các thiết bị cơ khí, thường là các thiết bị có tốc độ quay trên 600 vòng/phút. Phân tích rung động là công cụ hữu ích cho bảo trì dự đoán, chẩn đoán hư hỏng và nhiều tác dụng khác. Có nhiều kỹ thuật bảo trì dự đoán được sử dụng để theo dõi và phân tích các hệ thống thiết bị, máy móc quan trọng trong một nhà máy. Những kỹ thuật này bao gồm phân tích rung động, siêu âm, đồ thị ảnh nhiệt, phân tích mài mòn, phân tích bôi trơn, theo dõi quá trình, kiểm tra bằng mắt và các kỹ thuật phân tích không phá hủy. Trong các kỹ thuật này, phân tích rung động là một kỹ thuật bảo trì dự đoán hiệu quả nhất được sử dụng trong các chương trình quản lý bảo trì. Bảo trì dự đoán trở thành bộ phận đồng nhất việc theo dõi các đặc tính rung động của các thiế...

Chẩn đoán hư hỏng bằng Phân tích rung động máy, 3: rung động đo như thế nào? cách thiết bị đo làm việc? cách cài đặt thông số.

Xem các bài 1 và 2:  Chẩn đoán hư hỏng bằng phân tích rung động máy, 01: Rung động máy là gì? Nguyên nhân gây rung? https://youtu.be/fvumJwyShqg   Chẩn đoán hư hỏng bằng Phân tích rung động máy, 2: Biên độ, Tần số, Pha, Waveform và Spectrum là gì? https://youtu.be/TOxb5WCNUpM   Xem thêm: Các ứng dụng của kỹ thuật phân tích rung động (Vibration Analysis) Phân tích hệ thống cơ khí bằng máy ảnh hồng ngoại (Infrared Thermography)

Chẩn đoán hư hỏng bằng Phân tích rung động máy, 2: Biên độ, Tần số, Pha, Waveform và Spectrum là gì?

Xem hết video bạn sẽ nắm được: Biên độ (amplitude), tần số (frequency) và pha (phase) của rung động là gì?. Biểu đồ  dạng sóng (waveform) và  biểu đồ dạng phổ (spectrum) là gì? Xem thêm: Chẩn đoán hư hỏng bằng phân tích rung động máy, 01: Rung động máy là gì? Nguyên nhân gây rung? Các ứng dụng của kỹ thuật phân tích rung động (Vibration Analysis)

Chẩn đoán hư hỏng bằng phân tích rung động máy, 01: Rung động máy là gì? Nguyên nhân gây rung?

Sau khi xem Video đầu tiên này, bạn sẽ nắm được các vấn đề sau: - Hiểu được rung động của máy  ( machine vibration )  là gì?  - Nêu một số nguyên nhân chủ yếu gây rung động máy. - Giải thích lý do cần thiết phải theo dõi rung động máy. Xem các bài 1, 2, 3, 4:  Chẩn đoán hư hỏng bằng phân tích rung động máy, 01: Rung động máy là gì? Nguyên nhân gây rung?   https://youtu.be/fvumJwyShqg  Chẩn đoán hư hỏng bằng Phân tích rung động máy, 2: Biên độ, Tần số, Pha, Waveform và Spectrum là gì?  https://youtu.be/TOxb5WCNUpM Chẩn đoán hư hỏng bằng Phân tích rung động máy, 3: cách đo? cách thiết bị đo làm việc? cách cài đặt.  https://www.youtube.com/watch?v=nrT9Dk3Hu1s Chẩn đoán hư hỏng bằng Phân tích rung động máy, 4: Các phổ rung động hư hỏng tiêu biểu. https://www.youtube.com/watch?v=O-v-ed6RF8k Chẩn đoán hư hỏng bằng Phân tích rung động máy, 5: 4 giai đoạn hư hỏng của vòng bi https://www.youtube.com/watch?v=V7N0VMwIP_E

Các ứng dụng của kỹ thuật phân tích rung động (Vibration Analysis)

Thanh sơn biên dịch, bản quyền thuộc về baoduongcokhi.com. Tất cả các thiết bị cơ khí khi chuyển động sẽ tạo ra một biên dạng rung động, tín hiệu mà phản ánh tình trạng hoạt động của nó. Điều này đúng bất kể tốc độ chuyển động hay dạng hoạt động là chuyển động quay, tịnh tiến hay chuyển động thẳng. Phân tích rung động được áp dụng cho tất cả các thiết bị cơ khí. Phân tích biên dạng     rung động là một công cụ hữu ích trong bảo trì dự đoán, chẩn đoán hư hỏng và nhiều công dụng khác. 1. GIỚI THIỆU Một số kỹ thuật bảo trì dự đoán được sử dụng để theo dõi và phân tích các máy quan trọng, thiết bị và các hệ thống trong một nhà máy điển hình. Chúng bao gồm phân tích độ rung, siêu âm, ảnh nhiệt (thermography), ma sát, giám sát quá trình công nghệ, kiểm tra trực quan và các kỹ thuật phân tích không phá hủy khác. Trong số những kỹ thuật này, phân tích rung động là một kỹ thuật bảo trì dự đoán chiếm ưu thế được sử dụng với các chương trình quản lý bảo trì. Bảo trì dự đoán đã trở thành ...