Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bài viết kỹ thuật

Động cơ truyền động thẳng: Lịch sử và Ứng dụng

Động cơ truyền động thẳng (còn gọi là động cơ tuyến tính) về bản chất là động cơ xoay chiều quay thông dụng. Tuy nhiên chúng được thiết kế để tạo nên chuyển động tịnh tiến. Động cơ truyền động thẳng đang được phát triển trong nhiều ứng dụng. Bài viết sau đây giới thiệu những đặc điểm quan trọng của loại động cơ này. Vài nét lịch sử Từ năm 1840 Charles Wheastone đã mô tả động cơ truyền động thẳng ở Viện Hoàng Gia London, tuy nhiên động cơ này chưa được triển khai trong thực tế. Năm 1905 Alfred Zehden ở Frankfurt-am-Main đã mô tả động có truyền động thẳng trong truyền động tàu điện, thang máy. Năm 1935 kỹ sư Đức Hermann Kemper đã xây dựng mô hình động cơ truyền động thẳng. Mãi đến năm 1947, Eric Laithwaite, một kỹ sư điện người Anh, đã sử dụng động cơ truyền động thẳng trong hệ thống truyền động máy dệt công nghiệp. Nghiên cứu của Laithwaite đã được sự quan tâm của các nhà khoa học. Công trình này được Viện nghiên cứu Hoàng gia Anh công nhận vào những năm 60 của thế kỷ XX với tên gọi...

Các hư hỏng của vòng bi và nguyên nhân

Vòng bi là bộ phận quan trọng trong hầu hết các máy móc và với đòi hỏi ngày càng lớn về khả năng chịu tải và độ tin cậy. Chính vì vậy mà nó đóng vai trò là bộ phận quan trọng và đã trở thành chủ đề nghiên cứu sâu rộng và sự thực công nghệ sản xuất vòng bi đã phát triển thành một nghành khoa học riêng biệt. Lợi ích của các nghiên cứu đã giúp chúng ta có thể tính toán tuổi thọ một vòng bi với độ chính xác đáng kể. Vì vậy mà có thể kết hợp tính toán tuổi thọ vòng bi với tuổi thọ làm việc của máy liên quan. Nhưng không may là có lúc xảy ra tình trạng vòng bi không đạt được tuổi thọ tính toán trên. Có thể có rất nhiều lý do cho vấn đề này như chịu tải lớn hơn thiết kế, bôi trơn thiếu hoặc không thích hợp, xử lý vòng bi sai, làm kín không tốt, lắp quá chặt dẫn đến khe hở bên trong không đủ,v.v... Mỗi lý do trên đều tạo ra 1 dạng hư hỏng riêng và nó tạo ra các dấu vết riêng biệt trên vòng bi. Do đó bằng cách kiểm tra một vòng bi bị hư, trong đa số các trường hợp có thể tìm ra nguyên nhân của ...

Giới thiệu phương pháp kiểm định dựa trên rủi ro (Risk based inspection – RBI)

--> R isk  B ased    I nspection Giới thiệu:   Trong phương pháp kiểm định được áp dụng hiện nay tại Việt nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới, nội dung công việc kiểm định và thời hạn kiểm định được quy định một cách cố định trong các tiêu chuẩn, quy phạm. Cho đến nay, cách tiếp cận này - có tên gọi là time based inspection đã chứng tỏ sự tin cậy của nó trong việc đảm bảo an toàn cho thiết bị. Tuy nhiên, việc vận dụng phạm vi và thời hạn kiểm định như nhau cho các thiết bị có những điều kiện vận hành và qui mô khác nhau dẫn đến lãng phí không cần thiết trong nhiều trường hợp và thiếu thận trọng cần thiết cho nhiều trường hợp khác. Với sự phát triển không ngừng các kỹ thuật và lý thuyết kiểm định, các tổ chức đăng kiểm, các viện tiêu chuẩn và tập đoàn công nghiệp quốc tế như DNV, API, ASME, ExxonMobil v.v. đã phát triển phương pháp kiểm định dựa trên rủi ro - risk based inspection (RBI), trong đó nội dung công việc kiểm định và thời hạn kiểm định được...

Trục chính máy công cụ

Trục chính máy công cụ đóng vai trò quan trọng trong các quá trình công vì nó cung cấp tốc độ cắt cho dao và là một phần của chuỗi truyền lực giữa máy công cụ và dụng cụ hoặc chi tiết. Tùy theo loại máy mà trục chính có những đặc tính khác nhau. Đối với máy tiện, trục chính mang chi tiết và cấp tốc độ cắt. Khi khoan và phay thì trục chính quay dao được lắp trên nó để tạo ra tốc độ cắt. Trục chính của máy công cụ là đối tượng mà các nhà chế tạo đã và tập trung nghiên cứu hoàn thiện và phát triển. Các thành phần cơ bản của một trục chính là bộ phận gá dao, đòn kéo, trục, các ổ đỡ, hệ thống dẫn động, hệ thống làm mát và thân. Có một số loại hệ thống dẫn động, về cơ bản nó bao bao gồm một động cơ, trực tiếp hoặc gián tiếp, đi đôi với trục chính. Trên hình 1 là hai dạng trục chính máy công cụ gia công cao tốc, một loại được dẫn động gián tiếp thông qua bộ truyền đai (belt-driven) còn loại kia được dẫn động trực tiếp từ một động cơ được tích hợp trên trục (motorized). Dẫn động trục chính ...

Công nghệ gia công khô

Hiện nay nhiều công ty chế tạo máy đang cố gắng giảm lượng tiêu hao dung dịch trơn nguội và nếu có thể thì loại bỏ chúng hoàn toàn. Một số nguyên nhân khiến các nhà chế tạo thực hiện điều này là do vấn đề chi phí cho dung dịch trơn nguội và vấn đề môi trường. Trường hợp gia công không sử dụng dung dịch trơn nguội được gọi là gia công khô (Dry machining). Bài viết này xin giới thiệu sơ lược về công nghệ gia công khô trong chế tạo máy. ThS. Nguyễn Văn Tường – Khoa Cơ khí, Đại học Nha Trang Dung dịch trơn nguội thường được sử dụng trong quá trình cắt gọt. Chúng làm giảm sự mài mòn dao, xua tan nhiệt từ chi tiết gia công, dao và máy, giúp quá trình thoát phoi dễ dàng và giảm ứng suất cắt sinh ra trong chi tiết gia công, dụng cụ và thiết bị. Tuy nhiên việc sử dụng dung dịch trơn nguội đã làm gia tăng đáng kể chi phí gia công. Chi phí cho dung dịch trơn nguội có thể từ 7-17% chi phí sản xuất. Bên cạnh đó dung dịch trơn nguội làm ảnh hưởng đến sức khỏe người vận hành máy. Khi loại bỏ dung...

Tải ebook: Phương pháp cân bằng tĩnh cho rô to tuabin

Rung động là một hiện tượng khá phức tạp. Có nhiều nguyên nhân làm cho rôto turbine rung, mà một trong những nguyên nhân đó là sự mất cân bằng của rôto. Vì vậy trước lúc cân bằng cần phải loại trừ tất cả các nguyên nhân gây rung khác. Khi rôto quay khối lượng mất cân sẽ gây ra một xung lực làm rung động turbine. Rõ ràng khi làm việc với rôto mất cân bằng như vậy turbine sẽ bị rung động mạnh . Rôto mất cân bằng tĩnh là rôto mà các trọng khối mất cân bằng tập trung thành một khối , do đó trọng tâm của rôto không nằm trên trục quay mà lúc quay sẽ sinh ra một lực ly tâm. Lúc cân bằng động thì trọng khối mất cân bằng của rôto sinh ra hai lục ly tâm ngược chiều nhau và không nằm cùng nằm trên một mặt phẵng vuông góc với trục quay. Trong trường hợp này chỉ khắc phục bằng phương pháp cân bằng động . Thông thường người ta tiến hành cân bằng rô to turbine trên máy cân bằng , bởi vì cân bằng trên gối đỡ của nó ở số vòng làm việc rất phức tạp, phải mỡ nắp nhiều lần để gia trọng. Ngược lại r...

Giới thiệu công nghệ hàn gang

Các dụng cụ (click ảnh để phóng to) Các hình ảnh ví dụ về hàn gang Thanh Sơn SCCK.TK

Công nghệ robot hàn

CÔNG NGHỆ ROBOT HÀN Các quá trình hàn Hàn là phương pháp rẻ tiền và hiệu quả nhất để nối cứng hai chi tiết kim loại với nhau. Một mối hàn được tạo ra bằng cách đốt nóng kim loại tới điểm nóng chảy trong đó có hoặc không dùng lực tác dụng và kim loại điền đầy. Có nhiều quá trình hàn khác nhau, sử dụng nhiều loại nguồn nhiệt khác nhau. Hai phương pháp hàn chính là hàn hồ quang và hàn điểm (hàn đối kháng). Công nghệ robot hàn Các quá trình hàn Hình 1: Robot hàn điểm Hàn là phương pháp rẻ tiền và hiệu quả nhất để nối cứng hai chi tiết kim loại với nhau. Một mối hàn được tạo ra bằng cách đốt nóng kim loại tới điểm nóng chảy trong đó có hoặc không dùng lực tác dụng và kim loại điền đầy. Có nhiều quá trình hàn khác nhau, sử dụng nhiều lo...

Nghe Podcast Bảo Dưỡng Cơ Khí