Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

3 nguyên nhân chính khiến vòng bi bị hỏng

Bạn có lo ngại rằng ổ bi của hệ thống có thể bị hỏng không? Có nhiều nguyên nhân gây ra hư hỏng ổ bi. Mặc dù có thể không dễ để xác định chính xác nguồn gốc của hư hỏng ổ bi, nhưng hầu hết các hỏng hóc đều xuất phát từ các vấn đề sau. 1. Lỗi bôi trơn Người ta ước tính rằng khoảng 80% sự cố ổ bi phát sinh do bôi trơn không đúng cách. Điều này có thể là do bôi trơn không đủ, bôi trơn không đúng cách hoặc nhiệt độ cao làm giảm chất lượng bôi trơn. Để xác định các vấn đề phát sinh do lỗi bôi trơn, hãy tìm xem các viên bi và các rãnh lăn của bi bị đổi màu không. Bạn cũng nên kiểm tra xem vòng bi có bị mòn quá mức không. Để ngăn ngừa hư hỏng, bạn nên đảm bảo sử dụng đúng loại dầu bôi trơn, tránh mất mỡ và bổ sung chất bôi trơn hệ thống định kỳ. Điều quan trọng nữa là phải đảm bảo vòng bi được lắp đúng cách. 2. Nhiễm bẩn Nhiễm bẩn vòng bi là do sự hiện diện của ngoại vật/vật lạ, đặc biệt là trên chất bôi trơn hoặc dung dịch làm sạch. Các ngoại vật đó bao gồm bụi, hạt mài mòn, vụn thép và bụi
Các bài đăng gần đây

Đánh giá Đủ điều kiện Hoạt động (Fitness-for-Service - FFS)

FFS là gì?   Fitness-for-Service (FFS), còn được gọi là Fitness-for-Purpose,  Đánh giá Đủ Điều Kiện Sử Dụng. Fitness for Service (FFS) là một phương pháp đánh giá sử dụng các tiêu chuẩn và thực hành tốt nhất của ngành công nghiệp để đảm bảo tính toàn vẹn cấu trúc của bất kỳ tài sản hoặc thành phần nào. Quá trình đánh giá FFS xác nhận liệu một tài sản/thành phần có phù hợp với mục đích sử dụng dự định của nó hay không. Đánh giá này, còn được gọi là Đủ Điều Kiện Sử Dụng , cung cấp một thước đo định lượng về quản lý tính toàn vẹn của tài sản cho các thành phần đang hoạt động. Các phương pháp đánh giá FFS nêu bật nhu cầu sửa chữa hoặc thay thế tài sản. Các phương pháp đánh giá FFS được sử dụng để đánh giá các thành phần chịu áp suất quan trọng và các thành phần hàn nhằm xác định nhu cầu giảm thiểu để sử dụng tài sản một cách an toàn. Nhiều ngành công nghiệp như sản xuất điện, nhà máy chế biến, hàng không, dầu khí, hàng hải, v.v., đều sử dụng các phương pháp FFS trong các giai đoạn khác nh

Ứng Dụng của Cánh Bơm Ly Tâm

Trong các bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu những điều cơ bản về cánh bơm ly tâm. Chúng ta đã khám phá cách cánh bơm di chuyển chất lỏng, thảo luận về những điều cơ bản về hình học cánh bơm và giới thiệu một số kiểu cánh bơm. Bài viết hôm nay sẽ tìm hiểu về lựa chọn và ứng dụng cánh bơm ly tâm. Các Yếu Tố Cần Xem Xét Khi Chọn Cánh Bơm Ly Tâm Việc lựa chọn máy bơm và cánh bơm phù hợp liên quan đến một số cân nhắc. Đầu tiên, chúng ta cần biết chất lỏng cần được di chuyển đến đâu và ở tốc độ nào. Sự kết hợp giữa cột áp và lưu lượng yêu cầu này được gọi là điểm vận hành. Điểm vận hành có liên quan trực tiếp đến hình dạng của cánh bơm yêu cầu. Các ứng dụng thẳng đứng dài (cột áp cao) yêu cầu cánh bơm có đường kính ngoài lớn hơn so với các ứng dụng thẳng đứng ngắn hơn. Ngoài ra, các ứng dụng di chuyển 3.800 lít nước sẽ cần cánh bơm có cánh dẫn (vane) cao hơn so với ứng dụng di chuyển 380 lít trong cùng một khoảng thời gian. Khi yêu cầu về cột áp hoặc lưu lượng của ứng dụng tăng lên, cánh

Sự cố Amoniac tồi tệ nhất – bài học cho chúng ta.

Bài viết được lấy từ tạp chí Process Safety Beacon, tháng 12-2023. Sự cố Vào ngày 24 tháng 3 năm 1992, một sự cố rò rỉ amoniắc tồi tệ nhất trong lịch sử đã xảy ra tại nhà máy chế biền dầu đậu phộng ở Dakar, Senegal. Xe bồn chứa amo-ni-ắc đã vỡ đôi,  gây rò rỉ gần 22 tấn (50.000 pounds) amo-ni-ắc dạng lỏng. Các mãnh vỡ từ vụ nổ đã xuyên qua các thiết bị chứa amoniắc khác. Đám mây amo-ni-ắc dày đặc nhanh chóng bao phủ nhà máy dầu, các cơ sở kinh doanh và khu dân cư lân cận. Hậu quả: 129 người tử vong và 1150 người bị thương. Nguyên nhân sự cố: Bồn bể không được lắp cố định; nó là dạng xe bồn dùng để vận chuyển amo-ni-ắc từ nhà máy sản xuất amo-ni-ắc tới nhà máy sản xuất dầu đậu phộng. Bồn chứa đã được sản xuất theo đúng quy định nhưng khi bị hỏng, nó đã được vận hành 11 năm. Việc liên tục nạp quá nhiều vào bồn chứa gây quá áp và hình thành các vết nứt. Nó đã được phát hiện trong quá trình bảo

"TẤN CÔNG" HYDRO Ở NHIỆT ĐỘ CAO (HTHA) LÀ GÌ?

Viết bài: Nguyễn Thanh Sơn, bản quyền thuộc về baoduongcokhi.com "TẤN CÔNG" HYDRO Ở NHIỆT ĐỘ CAO (HTHA) - Tấn công hóa học (chemical hydrogen attack) "Tấn công" hydro ở nhiệt độ cao hay hiện tượng hư hỏng vật liệu do tác động của khí hydro nhiệt độ cao còn được gọi là tấn công hydro nóng (HTHA - High Temperature Hydrogen Attack/Hot Hydrogen Attack), là một vấn đề liên quan đến thép hoạt động ở nhiệt độ cao (thường trên 204°C) trong môi trường hydro, trong nhà máy lọc dầu, hóa dầu và hóa chất khác và có thể ở nồi hơi áp suất cao. Không nên nhầm lẫn nó với hiện tượng giòn do hydro hoặc các dạng hư hỏng do hydro ở nhiệt độ thấp khác. Mô tả cơ chế hư hỏng HTHA HTHA xảy ra khi vật liệu, như thép carbon và thép hợp kim thấp, tiếp xúc với khí hydro ở nhiệt độ cao. Trong điều kiện nhiệt độ cao, khí hydro có khả năng xâm nhập vào cấu trúc tinh thể của vật liệu. Các phân tử hydro sẽ khuyếch tán vào sâu trong cấu trúc tinh thể của thép. Khi hydro tiếp xúc với thép, nó có thể t

Nguyên lý làm việc của Double-cone gasket

Double-cone gasket Vòng kín hai cạnh côn hay vòng hình nón, hay còn gọi là " double-cone gasket ," là một loại gioăng/đệm được sử dụng để kín chặt giữa hai bề mặt có hình dạng hình côn. Gioăng/đệm này thường được thiết kế để chịu được áp suất và nhiệt độ cao trong các ứng dụng công nghiệp, như trong hệ thống ống và bình chứa như tháp tổng hợp NH3 ở nhà máy phân bón. Gioăng 2 mặt côn này giúp tăng cường khả năng kín chặt và chịu áp lực. Double-cone gasket Nguyên lý làm việc Double-cone gasket  được nén hướng tâm  (giống như một lò xo) bởi lực căng đặt trước (pre-tensioning) của bu lông. Nói chung, lực căng trước khoảng 1/3 đến 1/5 áp suất thử là đủ để đạt được độ kín ban đầu cần thiết. Để gioăng không bị quá tải, chừa một khoảng trống giới hạn giữa nắp và gioăng . Sau khi tạo lực căng trước, gioăng ban đầu sẽ tiếp xúc bên trong với nắp. Khi tác dụng áp lực, nó sẽ đàn hồi trở lại theo lượng nén và nếu có đủ áp suất, bên trong sẽ giãn nở đàn hồi, do đó nó mang lại khả năng bịt k

Phân tích ứng suất đường ống (Pipe Stress Analysis) là gì?

Trong quá trình thiết kế đường ống, thường có các nhiệm vụ chính sau: Piping Material Engineering (PME) : Nhiệm vụ này liên quan đến xác định các đặc tính kỹ thuật của vật liệu và vật tư sử dụng cho ống và phụ kiện trong hệ thống đường ống. Điều này bao gồm việc tạo ra các hồ sơ kỹ thuật cho các loại ống và phụ kiện (Piping Material Specification). Piping Design (PD) : Công việc thiết kế đường ống đặt tất cả các tuyến ống vào không gian công trình theo sơ đồ quy định (P&ID), đảm bảo rằng chúng hoạt động theo cách mà chúng được thiết kế, đồng thời đáp ứng các yêu cầu về an toàn, tiện lợi trong vận hành và bảo trì, khả thi trong thi công và lắp đặt, và cân nhắc tính kinh tế. Pipe Stress Analysis (Phân tích ứng suất đường ống) : Phân tích này đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra tính bền cơ khí của hệ thống đường ống và thiết kế cách phân bố các điểm gối đỡ (pipe support). Điều này đặc biệt quan trọng đối với các đường ống chính, đường ống quan trọng, và các đường ống có

Nghe Podcast Bảo Dưỡng Cơ Khí