Biên dịch: Thanh Sơn
Nguồn: Oleophobic Coating Technology for Pump Efficiency Enhancement (Boiler World Update), “Loctite PC 7447 oleophobic coating”
TÓM TẮT
Máy bơm là thiết bị được sử dụng phổ biến, tiêu thụ một lượng lớn năng lượng điện trên thế giới và nó có tác động trực tiếp và/hoặc gián tiếp đến lượng khí thải CO2. Và lý do rõ ràng của việc tiêu thụ năng lượng điện lớn là việc sử dụng rộng rãi của nó. Việc sử dụng thiết bị này bắt đầu từ các tòa nhà đến máy bơm nước làm mát công nghiệp được sử dụng trong nhà máy điện để sản xuất điện. Sẽ không ngoa nếu gọi thiết bị máy bơm công nghiệp là trái tim của mọi quá trình sản xuất. Thay vào đó, máy bơm là một thiết bị xử lý chất lỏng quan trọng giúp nhà máy luôn hoạt động. Ngày nay, tất cả các chuyên gia công nghiệp đang cố gắng tiết kiệm năng lượng điện và do đó giảm lượng khí thải CO2 liên quan đến sản xuất năng lượng điện.
Bài viết “lớp phủ chống bám dính Loctite PC 7447”, giới thiệu công nghệ cải tiến mới của Tập đoàn Henkel (Đức) với thương hiệu keo và chất kết dính Loctite nổi tiếng. Lớp phủ này, về lâu dài sẽ giúp giảm lượng khí thải carbon bằng cách cải thiện hiệu suất của máy bơm. Hiện nay, có một số loại lớp phủ bằng polyme khác có sẵn trên thị trường và được sử dụng bởi nhiều chuyên gia bảo trì & sản xuất. Chủ yếu là sơn epoxy như Loctite PC 7227 có bản chất nó là loại hydrophilic "ưa nước". Bài viết này cũng giúp phân biệt các ưu điểm công nghệ của lớp phủ oleophobic so với các lớp phủ polyme khác với thử nghiệm hiệu quả thực tế và tác động phát thải CO2.
GIỚI THIỆU
Bơm là một thiết bị chủ yếu được sử dụng để chuyển chất lỏng từ nơi này sang nơi khác. Để thực hiện hoạt động này máy bơm cần rất nhiều năng lượng điện. Mặc dù máy bơm được thiết kế và lựa chọn theo yêu cầu về áp suất và lưu lượng. Tuy nhiên, đối với điều kiện hoạt động nhất định khi máy bơm thực hiện công suất tối đa đối với nước, với mức tiêu thụ điện năng tối ưu, thì điểm đó được gọi là điểm hiệu suất tốt nhất (BEP) cho máy bơm cụ thể đó. Khi chúng ta đi vào chi tiết của thiết bị này, có rất nhiều bộ phận của máy bơm chịu trách nhiệm để bơm hoạt động hiệu quả. Khi các bộ phận này bị hư hỏng hoặc hao mòn thì máy bơm không hoạt động với hiệu suất dự tính tốt nhất và do đó, để cung cấp cùng một lượng công suất (nghĩa là áp suất hoặclưu lượng), máy bơm bắt đầu tiêu thụ nhiều năng lượng hơn.
Đôi khi, đối với một máy bơm đang chạy, thật khó để bảo vệ các bộ phận của chúng, vì mặc dù chi phí bảo trì có thể nhỏ hơn, nhưng chi phí ngừng máy do máy bơm là rất lớn. Nhiều chuyên gia theo dõi và phân loại hiệu quả của máy bơm thành Hiệu suất cơ học (Mechanical efficiency) và Hiệu suất thủy lực (Hydraulic efficiency) và những hiệu suất này có liên quan đến một số thách thức được liệt kê dưới đây và những thách thức này luôn nằm trong tầm ngắm của các chuyên gia bảo trì:
- Hư hỏng vòng bi hay ổ trục.
- Rò rỉ đệm/phớt làm kín trục.
- Ăn mòn bánh công tác và thân bơm.
- Xói mòn bên trong bơm.
- Hư hỏng do xâm thực.
- Các hư hỏng về cơ khí khác.
Hình 1: Ăn mòn và xói mòn phổ biến trongbơm
Tất cả 6 yếu tố trên tác động trực tiếp đến chi phí rất lớn tới đội ngũ bảo trì. Trong vòng đời của máy bơm, có tới 85% tổng chi phí của nó là chi phí năng lượng điện do chính máy bơm tiêu thụ trong điều kiện vận hành. Đó là lý do tại sao, để giảm lượng khí thải CO2, bước đầu tiên là tiết kiệm chi phí năng lượng điện bổ sung, mà máy bơm tiêu thụ do tổn thất ma sát và hao mòn các bộ phận. Nó có thể được bảo vệ chủ động bằng lớp phủ polyme. Ngoài những thách thức có thể nhìn thấy ở trên, một yếu tố đang ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất thể tích (Volumetric efficiency) đó là độ nhám bề mặt (surface roughness). Và với giá trị độ nhám bề mặt rất kém trên máy bơm cũ, thậm chí ngay cả trên các bộ phận của máy bơm mới, giá trị độ nhám bề mặt cũng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất.
Hình 2 - Phân tích chi phí điển hình cho máy bơm trong suốt vòng đời của nó (Chi phí đầu tư ban đầu 5%, Chi phí bảo trì 10%, Chi phí năng lượng 85%)
KỲ VỌNG VỀ LỚP PHỦ POLYME
Tất cả các nhà sản xuất máy bơm, đều hết sức cẩn thận để các bộ phận khác nhau của máy bơm và vật tư tiêu hao của nó, phải bền bỉ trong điều kiện vận hành thiết kế nhất định. Tuy nhiên, sự hao mòn của một bộ phận là quá trình tự nhiên vốn có, như do ăn mòn, xói mòn, xâm thực hoặc ma sát giữa các bộ phận và chất lỏng. Điều này, không thể tránh được hoàn toàn, tuy nhiên sự hao mòn này, có thể kéo dài khi sử dụng lớp phủ polyme. Và để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ trên một cách hiệu quả, lớp phủ polyme cần sở hữu một số đặc điểm chính. Hãy nhớ rằng, chuyên gia bảo trì sẽ không có cơ hội thường xuyên để sửa chữa chủ động như vậy, vì vậy, việc lựa chọn lớp phủ polyme phù hợp, là điều quan trọng. Dưới đây, là một số đặc tính hướng dẫn cần được đánh giá trong khi lựa chọn lớp phủ phù hợp cho máy bơm của bạn.
Yêu cầu đối với lớp phủ polymer:
• Phải tạo ra bề mặt không ma sát.
• Giữ lại bề mặt không ma sát trong suốt tuổi thọ của lớp phủ.
• Có thể sửa chữa tại chỗ cho tất cả các biên dạng hình học.
• Bám dính cực tốt trên vật liệu Gang & thép.
• Tạo độ dày lớp phủ mỏng.
• Lớp phủ bền bỉ- chống ăn mòn.
• Tương thích với điều kiện ngâm trong nước.
• Dễ ứng dụng.
VAI TRÒ CỦA LỚP PHỦ OLEOKHOBIC ĐỐI VỚI HIỆU SUẤT BƠM
Các loại lớp phủ.
Do có số lượng lớn các chất phủ bảo vệ (protective coating) trên thị trường, việc lựa chọn loại chất phủ polyme phù hợp, để cải thiện hiệu suất của máy bơm có thể gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, chỉ có một số chất phủ polyme được thiết kế đặc biệt, để cải thiện hiệu suất của máy bơm và có hiệu quả trong các máy bơm mới. Lớp phủ polyme, sẽ làm giảm đáng kể độ nhám bề mặt và do đó giảm tổn thất do ma sát tác động trực tiếp đến hiệu suất của máy bơm.
Lớp phủ polymer có ba loại chính dựa trên góc tiếp xúc (contact angle) được hình thành bởi các phân tử nước với bề mặt:
- Hydrophilic (loại ưa nước/hút-giữ nước). Ghi chú: Lớp phủ hydrophilic là một lớp phủ có khả năng hút và giữ nước trên bề mặt của vật liệu được phủ. Từ "hydro" xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "nước", và "philic" có nghĩa là "thích", vì vậy hydrophilic có nghĩa là "thích nước". Lớp phủ hydrophilic thường được sử dụng để cải thiện tính năng suất và hiệu quả của các sản phẩm như các thiết bị y tế, thiết bị phân tích hóa học, thiết bị điện tử và các bề mặt kính khác. Khi có nước hoặc các chất lỏng khác tiếp xúc với bề mặt của vật liệu được phủ, lớp phủ hydrophilic giúp làm giảm áp lực bề mặt, giúp nước hoặc các chất lỏng khác lan truyền trên bề mặt một cách đều và liên tục hơn. Điều này có thể giúp tăng hiệu quả của các thiết bị và cải thiện độ chính xác và độ ổn định của các quá trình phân tích. Ngoài ra, lớp phủ hydrophilic cũng được sử dụng để giảm sự bám dính của các hạt bụi và bẩn trên bề mặt vật liệu được phủ. Do đó, việc vệ sinh và bảo dưỡng các sản phẩm được phủ lớp hydrophilic trở nên dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.
- Hydrophobic (loại kỵ nước/không thấm nước). Ghi chú: Lớp phủ hydrophobic là một lớp phủ không thấm nước, có khả năng đẩy nước và các chất lỏng khác ra khỏi bề mặt của vật liệu được phủ. Từ "hydro" xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "nước", và "phobic" có nghĩa là "sợ", vì vậy hydrophobic có nghĩa là "sợ nước". Lớp phủ hydrophobic được sử dụng rộng rãi để bảo vệ các bề mặt khỏi sự bám dính của nước, các chất lỏng và bụi bẩn. Khi nước hoặc các chất lỏng khác tiếp xúc với bề mặt của vật liệu được phủ, chúng sẽ không thấm qua lớp phủ mà sẽ được đẩy ra khỏi bề mặt. Điều này giúp bề mặt vật liệu được phủ giữ được tính khô ráo và tránh được sự hình thành của bụi bẩn và vi khuẩn.Lớp phủ hydrophobic cũng được sử dụng để tăng cường độ bền và khả năng chống thấm của các vật liệu, chẳng hạn như chất liệu dùng để sản xuất áo khoác chống thấm hoặc vật liệu được sử dụng để xây dựng mái che. Ngoài ra, lớp phủ hydrophobic còn được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp như lọc nước, thiết bị y tế, thiết bị điện tử và các thiết bị đo lường khoa học, để giảm thiểu sự tác động của nước và các chất lỏng khác đến hiệu suất của các thiết bị này.
- Oleophobic (kỵ nước, dầu/chất béo). Ghi chú: Lớp phủ oleophobic là một lớp phủ chống thấm với các chất dầu và chống bám dính của chất béo. Từ "oleo" xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "dầu", và "phobic" có nghĩa là "sợ", vì vậy oleophobic có nghĩa là "sợ dầu". Lớp phủ oleophobic được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp và kỹ thuật để giảm thiểu sự tác động của các chất dầu và chất béo đến hiệu suất của các thiết bị, chẳng hạn như các bộ lọc dầu, bộ lọc khí, màng lọc và các vật liệu khác được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp và kỹ thuật. Lớp phủ oleophobic cũng được sử dụng trong các thiết bị di động, máy tính bảng và các sản phẩm điện tử khác để giảm bám dính của dầu và các chất béo từ ngón tay và da khi sử dụng. Điều này giúp giữ cho bề mặt của các sản phẩm này luôn sạch sẽ và khó bị bám dính bởi các tạp chất từ người dùng.
Một bề mặt được gọi là Hydrophilic, khi đo được góc tiếp xúc của nước với bề mặt < 90°. Thông thường vật liệu không tráng phủ của máy bơm, như gang, thép không gỉ thuộc loại này. Rất ít công nghệ phủ epoxy chứa gốm ceramic 2K, mặc dù, những công nghệ này không có ma sát (frictionless) và tạo ra bề mặt bóng loáng tạo ra góc tiếp xúc của phân tử nước < 90° Với kinh nghiệm nhiều năm qua, công nghệ này phục vụ cho máy bơm Công nghiệp với khả năng cải thiện hiệu suất từ 3 – 15%, tùy thuộc vào tình trạng của máy bơm.
Trong tình huống như vậy, các phân tử nước dễ dàng lan rộng và có nhiều diện tích hơn được bao phủ bởi giọt chất lỏng trên bề mặt. Và kết quả trên máy bơm mới là không đáng kể.
Hình 3 - hình ảnh đại diện của dạng góc tiếp xúc khác nhau bởi nước trên các loại bề mặt khác nhau (hydrophilic Ꮎ < 90°, Hydrophobic Ꮎ > 90°, LOCTITE 7447 Ꮎ < 110°).
Lớp phủ Hydrophobic: cung cấp góc tiếp xúc với nước > 90° nhưng < 105°. Bề mặt này dễ dàng loại bỏ phân tử nước, vì chúng có khả năng thấm ướt kém và năng lượng tự do bề mặt tương đối thấp so với lớp phủ ưa nước, do đó, làm giảm các yếu tố làm ướt trong suốt quá trình thủy lực của máy bơm và cánh bơm. Góc tiếp xúc cao và lớp phủ có năng lượng tự do bề mặt thấp, mang lại hiệu suất tốt hơn.
Loctite PC 7447: là công nghệ phủ tiếp theo, sau lớp phủ kỵ nước Hydrophobic và ở đây, góc tiếp xúc được hình thành bởi các phân tử nước là lớn hơn 110° và khi góc tiếp xúc nằm trong khoảng từ 106° đến 120° thì bề mặt được gọi là bề mặt Oleophobic.
“Lớp phủ oleophobic” mang lại hiệu suất tốt nhất cho bơm trong 3 loại chất phủ và đáp ứng các yêu cầu cần thiết cho lớp phủ chống mài mòn cao vượt trội.
Loctite PC 7447 là một chế phẩm Epoxy-silicone siêu mịn, kết hợp các ưu điểm của cả epoxy và silicone, để mang lại chế phẩm bền hơn với nhiều ưu điểm mà các chế phẩm epoxy hoặc silicone thông thường không có được, để đáp ứng kỳ vọng tiết kiệm năng lượng nhiều hơn và giảm khí thải CO2. Loctite PC 7447 cung cấp bề mặt hoàn thiện cứng nhưng linh hoạt (flexible) với đặc tính bề mặt kỵ nước và có góc tiếp xúc cao.
Thành phần Loctite PC 7447 mang lại khả năng chống mài mòn tốt nhất chưa từng có và độ bám dính tuyệt vời trên nhiều loại chất nền và hoàn toàn tương thích với nước dưới dạng chất lỏng lên đến 80° C trong điều kiện ngâm lâu dài.
Hình 4 -Vỏ máy bơm được phủ lớp chống bám dính Oleophobic Loctite PC 7447.
Ưu điểm của lớp phủ Oleophobic so với các công nghệ phủ polyme khác
Bảng 1 – So sánh giữa các bề mặt khác nhau về kỳ vọng của các lớp phủ polyme sử dụng thử nghiệm trong phòng thí nghiệm nội bộ
Ảnh 5 - Đo độ mài mòn Taber được thực hiện trên Loctite PC 7447 trong 10.000 giờ
Ghi chú: Máy đo độ mài mòn Taber (Taber là tên NSX thiết bị test): Là phương pháp kiểm tra được thực hiện bằng cách đặt mẫu vật liệu lên một bàn quay tròn và áp lực một hoặc nhiều bánh mài lên bề mặt của nó. Mẫu vật liệu được quay trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó được đo lường để xác định mức độ mài mòn .
Nói chung, các lớp phủ polyme đang được áp dụng hiện nay, thường với độ dày cao hơn từ 400-500 micron để phù hợp với tổn thất do mài mòn bởi chất lỏng gây ra, và để điền đầy các khuyết tật lớp phủ thông thường (như lỗ kim, lỗ hổng xâm thực, lún, v.v.). Tuy nhiên, như được mô tả trong bảng trên, Loctite PC 7447 là chỉ yêu cầu độ dày lớp phủ 250 micron với một lớp phủ, phù hợp với mục tiêu của Tập đoàn Henkel hướng tới tính bền vững. “Loctite PC 7447 mang lại hiệu suất gấp 3 lần, hình 4 cho thấy thử nghiệm đo độ mài mòn Taber được tiến hành trên panen Loctite PC 7447 với bánh xe CS 17 trong 10.000 giờ. So với lớp phủ Hydrophilic, nó cho kết quả gấp 3 lần với độ che phủ gấp đôi so với bất kỳ chế phẩm Epoxy thông thường nào”. Vì lớp phủ mang lại bề mặt có độ bóng cao và tự san bằng nên nó giúp loại bỏ các khuyết tật trên bề mặt và do đó không cần sơn lớp thứ hai,
CHẠY THỬ KIỂM TRA HIỆU SUẤT BƠM SỬ DỤNG LOCTITE PC 7447
Giới thiệu về tính toán hiệu suất máy bơm
Phần trăm nâng cao hiệu suất trên máy bơm cũ, phụ thuộc vào tình trạng hiện tại của máy bơm và các giá trị điển hình là 10 -30%. Tuy nhiên, nâng cao hiệu suất trên máy bơm mới, là thách thức thực sự khi sản xuất máy bơm OEM đạt được Điểm hiệu suất tốt nhất (BEP). BEP là lưu lượng tại đó máy bơm đạt hiệu suất tối đa và tổn thất do hao mòn làm cho điểm BEP dịch chuyển về phía bên trái của đường cong hiệu suất máy bơm. Đường cong hiệu suất của máy bơm, thường là đồ thị biểu thị áp suất hoặc cột áp do máy bơm tạo ra, trong một dải lưu lượng. Biểu đồ 1 dưới đây, cho thấy sự thay đổi đường cong hiệu suất của một máy bơm ly tâm thông thường, khi máy bơm mới chuyển sang máy bơm cũ. Theo một số chuyên gia về máy bơm, đối với một máy bơm có 1 – 2 % hiệu suất chạy bơm hàng năm bị hao hụt do tổn thất ma sát.
Biểu đồ 1 – Sự thay đổi điển hình của BEP trên đường cong hiệu suất khi máy bơm mới chuyển sang máy bơm cũ hơn
Hiệu suất thực tế của máy bơm, có thể được xác định gián tiếp bằng cách đo áp suất tại điểm hút và xả của bơm, lưu lượng của bơm tại điểm hút sau khi vận hành ổn định hoặc tại điểm xả và đo công suất hấp thụ của bộ truyền động:
Ps= Áp suất đo được tại đầu hút [Barg]
Pd= Áp suất đo được tại đầu ra của bơm [Barg]
ρ = Khối lượng riêng của chất lỏng tính bằng [Kg/m3]
SG= Trọng lượng riêng của chất lỏng
PDR = Công suất hấp thụ của hệ truyền động [KW ]
ηDR = Hiệu suất hệ truyền động
Q = Lưu lượng của bơm [m3/hr.]
Biết các thông số trên, hiệu suất thực tế của bơm có thể được tính như sau:
Ảnh hưởng của lớp phủ chống bám dính oleophobic trong quá trình đo hiệu suất
1. Giả sử cùng lưu lượng (Q) và cùng cột áp (H). Công suất tại trục máy bơm giảm.
2. Nếu công suất không đổi, thì với cùng công suất, nó sẽ cung cấp lưu lượng cao hơn và cột áp nhiều hơn.
Thông số kỹ thuật của máy bơm thử nghiệm:
Một máy bơm ly tâm xử lý nước có đường kính cánh công tác là 264 mm với đầu vào trục được OEM sử dụng rộng rãi cho máy bơm này cho thử nghiệm này. Cánh và vỏ bơm được làm bằng vật liệu gang với lưu lượng 142 m3/h. và được thử nghiệm ở tốc độ vòng quay không đổi là 1800 vòng/phút.
Bảng 2-Tình trạng hoạt động và giá trị hiệu suất của bơm làm mẫu (sample).
Đồ thị 2 - Đường cong hiệu suất so sánh hiệu quả trước (màu xám) và sau khi sơn phủ (màu đỏ), hình trên có sai sót.
Nghiên cứu được tiếp tục mở rộng và thử nghiệm ở tốc độ RPM không đổi là 1500 v/p và OEM này đã sử dụng lớp phủ ưa nước Loctite PC 7227 trên vỏ máy bơm mới của họ và chạy từ nhiều năm nay. Ma sát là lớn nhất ở phần bánh công tác, do đó nghiên cứu sâu hơn đã được tiến hành để thay đổi bánh công tác bằng lớp phủ chống thấm dính Loctite PC 7447 và trong khi vỏ máy bơm vẫn được phủ bằng lớp phủ ưa nước Loctite PC 7227.
Biểu đồ 3 - Phép đo giá trị độ nhám bề mặt Ra bằng thiết bị theo dõi biên dạng
Biểu đồ 4 - Đường cong hiệu suất so sánh ở các tốc độ quay khác nhau với các điều kiện phủ khác nhau
Kết quả thử nghiệm cho thấy, so với vỏ & cánh bơm không được phủ, các bộ phận máy bơm được tráng phủ giúp nâng cao hiệu suất. Một yếu tố chủ yếu được quan sát thấy, đó là giá trị độ nhám bề mặt, làm giảm đáng kể tổn thất thủy lực. Biểu đồ 3 cho thấy sự khác biệt của giá trị Ra được đo trên các bề mặt khác nhau. Và với bề mặt phủ Oleophobic giúp giảm lực cản do ma sát và ứng suất cắt của bề mặt thành.
TÁC ĐỘNG BỀN VỮNG ĐẾN GIẢM THẢI CO2
Cùng với việc nâng cao hiệu suất, giảm lượng khí thải carbon là một trong những mục tiêu quan trọng mà các ngành truyền động đang hướng tới. Có 1 số máy bơm trong nhà máy tiện ích chạy liên tục. Cho thấy rõ ràng, nó có tác động trực tiếp đến tiêu thụ năng lượng. Đôi khi, việc nâng cao hiệu suất với một chữ số có vẻ nhỏ, nhưng nó có tác động tích cực đến việc giảm lượng khí thải carbon. Như thể hiện trong hình 4 bên dưới với khoảng 6 % cải thiện hiệu quả. Có thể giảm 17 tấn khí thải CO2 với chi phí tiết kiệm năng lượng lên đến 5000 Euro/ động cơ 100 KW.
Máy bơm có ứng dụng rộng rãi bắt đầu từ ứng dụng cấp nước sinh hoạt trong nhà máy xử lý nước của công ty đô thị cho đến ứng dụng công nghiệp, cấp nước cho nồi hơi trong nhà máy điện. Từ nhà máy Hóa dầu & Lọc dầu cho tới một cơ sở sản xuất mặt hàng thực phẩm. Nước là nhu cầu cơ bản của tất cả các loại hình Công nghiệp và để chuyển nước này từ nơi này sang nơi khác, máy bơm đóng một vai trò quan trọng. Điều đó có nghĩa là, mọi Ngành công nghiệp đều có thể là những tình nguyện viên góp phần giảm lượng khí thải CO2.
Bảng 3 - Tác động tiết kiệm phát thải CO2 ước tính theo ngành với chi phí năng lượng là 0,1 € và hoạt động trong 24 X 7 X 365 ngày
PHẦN KẾT LUẬN
Lớp phủ oleophobic chống bám dính Loctite PC 7447 tạo ra năng lượng bề mặt thấp và bề mặt không ma sát, giúp giảm tổn thất do ma sát trong máy bơm, (cho cả máy cũ & mới). Từ thử nghiệm trong phòng thí nghiệm độc lập được tiến hành tại OEM máy bơm, kết quả cho thấy rằng, trên một máy bơm mới, hiệu suất có thể tăng lên tới 6% và nó có thể đóng vai trò là công cụ để tiết kiệm tiềm năng, giảm phát thải CO2 và đóng vai trò là bước hướng tới “Net Zero” (Net Zero
còn được gọi là Carbon neutrality (Trung tính carbon) là trạng thái không phát
thải CO2).
Kết quả đo độ mài mòn Taber cho thấy công thức hỗn hợp epoxy-silicon mang lại độ bền gấp 3 lần so với lớp phủ ưa nước hydrophilic.
----Cảm ơn Tolga Calisan, BDM EEIMEA, Kỹ sư ứng dụng Frederic Petiot, ACM ETS – MRO và nhà khoa học Snraju Kutcherlapati PD vì những đóng góp và đầu vào quý giá của họ cho bài báo này
Tham khảo: Báo cáo thử nghiệm và xác nhận từ phòng thí nghiệm nội bộ của Henkel.
Tác giả bài viết: Nilesh Adkar – (Quản lý TCS – MEA) Thổ Nhĩ Kỳ, Mihirkumar Patel (Cộng tác viên khoa học cao cấp – Phát triển sản phẩm) Ấn Độ, và Salem Gergi (TCS Engine er – MRO) UAE.
--
Xin chào bạn!
Nếu bạn đang thích trang web của chúng tôi và thấy các bài viết của chúng tôi hữu ích, chúng tôi rất mong nhận được sự ủng hộ của bạn. Với sự giúp đỡ của bạn, chúng tôi có thể tiếp tục phát triển tài nguyên và cung cấp cho bạn nội dung có giá trị hơn nữa.
Cảm ơn bạn đã ủng hộ chúng tôi.
Nguyễn Thanh Sơn
Nhận xét
Đăng nhận xét
Các bạn có câu hỏi gì, cứ mạnh dạn trao đổi nhé, baoduongcokhi sẵn sàng giải đáp trong khả năng của mình.