Xe 2 cầu
Bộ vi sai là chi tiết quan trọng trong hệ thống truyền lực của ô tô. Bộ phận này có nhiệm vụ phân chia mô men xoắn đến từng bánh xe, giúp phương tiện vào cua êm ái. Nếu một chi tiết nào đó bên trong bộ vi sai bị hư hỏng sẽ khiến hoạt động của xe bị ảnh hưởng. Vậy có những dấu hiệu nhận biết bộ vi sai hư hỏng nào?
1. Các dấu hiệu nhận biết bộ vi sai hư hỏng
Bộ vi sai ô tô cung cấp mô-men xoắn cần thiết cho mỗi bánh lái và cho phép các bánh xe di chuyển với tốc độ khác nhau. Theo đó, bộ vi sai hư hỏng sẽ có những dấu hiệu bao gồm âm thanh lạ, xe khó di chuyển, rò rỉ dầu và rung lắc phương tiện.1.1. Âm thanh lạ phát ra từ bộ vi sai
Khi xe di chuyển, người dùng có thể nghe thấy âm thanh phát ra từ các chi tiết kim loại ma sát với nhau. Điều này xảy ra do các chi tiết chuyển động như bánh răng vành chậu hoặc bánh răng cùi thơm bị mòn hoặc mẻ. Ngoài ra, các ổ bi đỡ trong bộ vi sai hay bán trục bị hư hỏng cũng sẽ phát ra tiếng kêu tương tự.1.2. Xe khó di chuyển khi vào số
Đây là một trong những dấu hiệu thường gặp khi bộ vi sai bị hư hỏng. Khi bắt đầu vào số và đạp ga, người lái sẽ cảm thấy phương tiện bị ì ạch, độ trễ các bánh lớn và xe khó có thể di chuyển. Điều này xảy ra do bởi sự ăn khớp giữa bánh răng quả dứa và bánh răng vành chậu bị sai lệch. Đồng thời, các ổ bi bị ép quá mức khiến bánh xe vành chậu khó quay hơn. Ngoài ra, bánh răng vành chậu hoặc bánh răng quả dứa bị sứt, mẻ cũng khiến xe khó vận hành.1.3. Bộ vi sai bị rò rỉ dầu
Bộ vi sai sẽ sinh nhiệt trong quá trình chuyển động ma sát giữa các bánh răng. Do vậy, có nhiều người dùng sử dụng dầu bôi trơn để giúp các bánh răng hoạt động trơn tru hơn. Tuy nhiên, dầu sẽ bị rò rỉ nếu phốt làm kín ở đầu bánh răng cùi thơm bị rách. Ngoài ra, nếu phốt làm kín ở 2 đầu bán trục không chắc chắn, dầu cũng có thể rò rỉ ra ngoài.1.4. Xe bị rung lắc khi di chuyển
Bộ vi sai bị hư hỏng là một trong những nguyên nhân khiến cho xe bị rung lắc khi vận hành. Các bán trục thường ăn khớp với bánh răng trong bộ vi sai bằng các khớp then hoa. Khi các then hoa bị sứt mẻ, bộ bán trục sẽ hoạt động không ổn định, dẫn đến sự rung lắc của phương tiện khi di chuyển.2. Các nguyên nhân khiến bộ vi sai ô tô hư hỏng
Thiếu dầu là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bộ vi sai bị hư hỏng. Điều này có thể dẫn đến phương tiện bị “khựng” hoạt động bởi sự mài mòn của các bánh răng khi di chuyển ở tốc độ cao. Ngoài ra, dầu ở mức thấp cũng khiến cho con dấu vi sau bị mòn hoặc bị nứt vỡ, dẫn đến dầu bị rò rỉ.
Nếu sử dụng sai loại dầu bộ vi sai, người dùng sẽ nhận thấy dầu bị rò rỉ dưới gầm xe hoặc ngửi thấy mùi khét khi di chuyển. Trường hợp dầu không tương thích cũng có thể dẫn đến bộ vi sai không được bôi trơn, làm giảm sự chuyển động của các bánh răng. Lúc này, các bánh răng sẽ tăng sự ma sát dẫn đến bộ vi sai bị hỏng.
Ngoài ra, hao mòn tự nhiên cũng khiến cho bộ vi sai bị hư hỏng. Theo thời gian, sự chuyển động lặp lại quá nhiều, các bánh răng có xu hướng mài mòn, dẫn đến bộ vi sai bị giảm khả năng hoạt động
Thói quen lái xe cũng là một trong những nguyên nhân khiến bộ vi sai không phát huy tốt vai trò. Các hành động như tăng tốc nhanh, phanh đột ngột,... khiến các bánh răng phải sinh công để tạo ra lực ma sát nhiều hơn. Ngoài ra, bộ vi sai cũng có thể bị hư hỏng nếu nó được làm từ thép nhẹ. Chất liệu này sẽ không chịu được công suất và mô-men xoắn của động cơ trong một thời gian dài hoạt động.
3. Cách kiểm tra và khắc phục bộ vi sai ô tô bị hư hỏng
Khi xuất hiện những dấu hiệu nhận biết bộ vi sai hư hỏng, người dùng cần nhanh chóng kiểm tra để đưa ra án phương án khắc phục kịp thời. Cụ thể:Khi gài khóa vi sai, người dùng cần kiểm tra cơ cấu khóa vi sai xem có hoạt động trơn tru hay không.Sau khi lắp đầy đủ bộ vi và vặn chặt đai ốc hãm vỏ với lực theo quy định, chủ xe hãy dùng căn lá theo khe hở tiêu chuẩn (0,005 - 0,2mm) để kiểm tra.
Trường hợp khe hở của bánh răng không đạt tiêu chuẩn, chủ phương tiện hãy thay đổi các vòng đệm để có độ hở an toàn.
Sau khi đã thực hiện kiểm tra, người dùng hãy tiến hành sửa chữa bộ vi sai. Việc sửa chữa kịp thời giúp tối ưu hiệu suất hoạt động của phương tiện cũng như nâng tầm trải nghiệm của người dùng.
- Vỏ bộ vi sai:
- Hư hỏng nhận biết: nứt, mòn các lỗ lắp
ổ bi, các lỗ ren và đai ốc hãm ổ bi côn.
- Kiểm tra: Người dùng hãy sử dụng thước
cặp và panme để đo độ mòn các lỗ so với tiêu chuẩn kỹ thuật (không lớn
hơn 0,02mm). Sau đó, chủ xe hãy dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt
bên ngoài vỏ bộ vi sai.
- Sửa chữa: Nếu các lỗ lắp chốt chữ thập
mòn quá giới hạn cho phép, người dùng hãy tiến hành mạ thép và doa lại lỗ
theo kích thước danh định. Nếu trường hợp các vết nứt nhỏ và lỗ ren bị chờn
hỏng, chủ xe hãy tiến hành hàn, sửa nguội hoặc rô lại ren. Ngoài ra, hãy
tiến hành thay vỏ mới nếu chiều dài vết nứt vượt quá 100mm.
- Chốt chữ thập:
- Hư hỏng nhận biết: nứt, mòn bề mặt lắp
các bánh răng.
- Kiểm tra: Người dùng hãy lấy panme để
đo độ mòn của trục (không lớn hơn 0,02mm). Sau đó, chủ xe hãy dùng kính
phóng đại để quan sát các vết nứt.
- Sửa chữa: Người dùng tiến hành mạ
thép hoặc hàn đắp, sau đó gia công lại theo kích thước danh định.
- Các bánh răng và cơ cấu khóa vi sai:
- Hư hỏng nhận biết: nứt, gãy, mòn rỗ
bề mặt răng và các chi tiết cơ cấu khoá vi sai.
- Kiểm tra: Người dùng hãy sử dụng dây
chì, đồng hồ so để đo độ mòn bánh răng (0,06 - 0,20 mm) và các chi tiết
cơ cấu khoá. Sau đó, chủ xe hãy dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt.
- Sửa chữa: Đối với các vết nứt nhỏ và
các lỗ ren bị nhờn, người dùng có thể hàn đắp, sửa nguội và rô lại ren. Nếu
các vết nứt có chiều dài quá 100mm và bề mặt răng bị mòn, chủ xe hãy tiến
hành thay thế.
Tiến hành sửa chữa bộ vi sai kịp thời giúp người dùng đảm bảo an toàn khi di chuyển (Nguồn: Sưu tầm)
4. Cách sử dụng để kéo dài tuổi thọ bộ vi sai xe ô tô
Nhằm đảm bảo bộ vi sai được hoạt động trơn tru, người dùng cần thay dầu đúng lịch định kỳ. Theo đó, dầu vi sai đặc hơn so với dầu động cơ. Do vậy, chủ xe nên thay dầu bộ vi sau khi phương tiện di chuyển được 48.000 - 96.000km.Ngoài ra, chủ phương tiện cần sử dụng đúng loại dầu được khuyến nghị bởi nhà sản xuất. Sử dụng sai loại dầu khiến bộ vi sai khó bôi trơn, dẫn đến ma sát nhiều hơn và gây hư hỏng phương tiện.
Bộ vi sai được thiết kế đặt dưới gầm xe. Do vậy, người điều khiển cần lưu ý lái xe an toàn, hạn chế tăng tốc đột ngột hoặc phanh gấp. Bên cạnh đó, di chuyển trên đường xấu cũng là một trong những nguyên nhân khiến bộ vi sai bị vỡ vỏ, dẫn đến rò rỉ dầu.
Bộ vi sai được trang bị giúp điều chỉnh linh hoạt tốc độ bánh xe, mang đến sự cân bằng và ổn định khi vận hành. Nắm rõ các dấu hiệu nhận biết bộ vi sai hư hỏng giúp chủ phương tiện có phương án sửa chữa kịp thời nhằm đảm bảo an toàn khi di chuyển.
Nguồn: https://vinfastauto.com/
Xin chào bạn!
Nếu bạn đang thích trang web của chúng tôi và thấy các bài viết của chúng tôi hữu ích, chúng tôi rất mong nhận được sự ủng hộ của bạn. Với sự giúp đỡ của bạn, chúng tôi có thể tiếp tục phát triển tài nguyên và cung cấp cho bạn nội dung có giá trị hơn nữa.
Cảm ơn bạn đã ủng hộ chúng tôi.
Nguyễn Thanh Sơn
Nhận xét
Đăng nhận xét
Các bạn có câu hỏi gì, cứ mạnh dạn trao đổi nhé, baoduongcokhi sẵn sàng giải đáp trong khả năng của mình.