Thanh Sơn biên dịch và tổng hợp, bản quyền baoduongcokhi.com
Nhiệt độ giữa các đường hàn là nhiệt độ
của mối hàn giữa các đường hàn (tức là sau khi hàn xong 1 đường hàn, cần đo nhiệt độ trước khi hàn tiếp). Mục tiêu của việc kiểm soát nhiệt độ duy
trì là:
(1) để giảm
thiểu nguy cơ nứt do hydro đối với thép hợp kim cacbon, cacbon-mangan và ferit,
trong đó nhiệt độ duy trì (interpass) tối thiểu được quy định giống với nhiệt
độ gia nhiệt sơ bộ (pre-heat) tối thiểu.
(2) để ngăn ngừa sự suy giảm các tính
chất cơ học của thép cacbon, thép cacbon-mangan và thép hợp kim ferit, trong đó
nhiệt độ duy trì tối đa được quy định.
(3) để giảm thiểu nguy cơ nứt do hóa rắn
hoặc do hóa lỏng đối với thép không gỉ Austenit, hợp kim niken và hợp kim niken,
nhôm và hợp kim nhôm, trong đó nhiệt độ duy trì tối đa được quy định.
(4) để duy trì sự thấm ướt tốt của vũng
hàn nóng chảy lên kim loại cơ bản đối với đồng và hợp kim đồng, trong đó nhiệt
độ duy trì tối thiểu được quy định giống với nhiệt độ gia nhiệt sơ bộ tối thiểu.
Việc sử dụng nhiệt độ gia nhiệt sơ bộ cao làm tăng chi
phí hàn do tăng sử dụng năng lượng để nung nóng, do đó người ta đã giảm thiểu
nó bằng cách sử dụng các vật liệu hàn tiên tiến có tính hàn tốt hơn.
Ngược lại với
điều này, nhiệt độ duy trì có thể được tăng lên để lấp đầy các rãnh hàn càng
nhanh càng tốt để có hiệu quả hàn tốt hơn, do đó giảm chi phí hàn. Mặt
khác, các tính chất cơ học (đối với thép ferit) và khả năng chống nứt (đối với
thép Austenit) xấu đi khi nhiệt độ duy trì cao tức là tốc độ làm nguội sẽ thấp. Đây
là lý do tại sao nhiệt độ duy trì tối đa thường trở thành một vấn đề.
Do đó, nhiệt độ duy
trì phải được hạn chế để đảm bảo các đặc tính cơ học yêu cầu (như độ bền kéo).
Nhiệt độ giữa
tối đa là 150 ° C đối với thép không gỉ Austenit và hợp kim gốc niken, và 70 °
C đối với hợp kim nhôm thường được yêu cầu để ngăn ngừa các vết nứt nóng.
Nhận xét
Đăng nhận xét
Các bạn có câu hỏi gì, cứ mạnh dạn trao đổi nhé, baoduongcokhi sẵn sàng giải đáp trong khả năng của mình.