Thanh Sơn tổng hợp, bản quyền thuộc về baoduongcokhi.com
Định nghĩa máy căng bu lông:
Máy căng bu lông thủy lực, còn được gọi là máy căng thủy lực hoặc máy kéo căng bu lông, v.v.
Máy căng bu lông là một công cụ siết chặt và tháo rời bu lông. Nó giống như một kích dạng vòng được lắp đặt trên guzong (stud) và đai ốc (nut) của mặt bích cần siết chặt hoặc tháo rời.
Với sự trợ giúp của năng lượng từ bơm thuỷ lực, guzong được kéo căng trong vùng biến dạng đàn hồi theo độ đàn hồi cho phép của vật liệu, qua đó đạt được mục đích siết hoặc tháo bu lông.
Nghe bài viết:
Ưu điểm:
Ưu điểm lớn nhất của bộ căng bu lông thủy lực là có thể xiết và tháo rời nhiều bu lông cùng một lúc. Phân bố lực đồng đều.
Đây là một công cụ
an toàn, hiệu quả và nhanh chóng, đồng thời là cách tốt nhất để siết chặt và
tháo rời các bu lông có thông số kỹ thuật khác nhau.
Nguyên lý cấu tạo:
loại bol tensioner: phần piston thủy lực tách rời vòng puller |
loại bol tensioner: phần piston thủy lực (load cell) tách rời vòng puller
Có 2 loại bolt tensioner: phần piston thủy lực (load cell) tách rời vòng puller và loại tích hợp làm 1 bộ. Hình ở trên là loại tích hợp.
Nó hoạt động như thế nào?
Xem hình dưới: Đầu tiên, đai ốc (Nut) của mặt bích cần siết được siết chặt bằng tay trên guzong (Stud) .
Sau đó, bộ căng bu lông được lắp vào đai ốc- guzong trên mặt bích cần siết. Khi lắp vòng puller vào stud, bạn nên vặn vào bằng tay cho sát đến khi cảm thấy vừa khít. Sau đó, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi tháo hoặc lắp, bạn nên nới ra khoảng 1/4 đến 1/2 vòng (90 đến 180 độ) trước khi sử dụng tiếp tục các bước tháo lắp.
Các bước hoạt động của máy:
1. Dầu thủy lực áp suất cao được bơm vào.
2. Piston bị đẩy hướng lên trên.
3. Guzông được kéo dãn dài đến tải trọng thiết kế khi
piston đẩy hướng lên. Đai ốc di chuyển lên cùng với guzông.
4. Đai ốc được xoay đi xuống bằng một tay quay (tommy
bar) và vòng socket cho đến hết khe hở.
5. Áp suất thủy
lực được giải phóng. Lực kẹp được duy trì
Tiếp tục thực hiện theo quy trình.
Xem thêm:
Kỹ thuật xiết bu lông mặt bích
Các cảnh báo an toàn:
Vận hành phải được thực
hiện theo đúng các phương pháp và quy trình (áp suất làm việc quá lớn vượt quá
khả năng chịu lực của bu lông, gây biến dạng dẻo của bu lông và phá hủy bu lông,
thứ tự siết bu lông nên được sắp xếp theo nguyên tắc đối xứng).
Mỗi khi tăng một áp suất
nhất định, áp suất phải được ổn định và sau đó tăng lên để tránh lực căng va đập
quá mức.
Trong quá trình kéo
căng, chú ý đến hành trình thiết kế tối đa của bộ căng. Nếu vượt quá hành trình
tối đa, các phớt làm kín dầu có thể bị hỏng hoặc thậm chí có thể xảy ra tai nạn
an toàn.
Sau khi đai ốc bích được
siết chặt, hãy nới lỏng khoảng 3/4 vòng, để tránh làm căng đai ốc căng lên
piston, khi guzong đàn hồi lại.
Xem video
Nhận xét
Đăng nhận xét
Các bạn có câu hỏi gì, cứ mạnh dạn trao đổi nhé, baoduongcokhi sẵn sàng giải đáp trong khả năng của mình.