KPI bảo trì là thước đo hiệu quả hoạt động, giúp bạn đo lường mức độ hiệu quả của công tác bảo trì tổng thể của cả khối bảo trì (các lĩnh vực/bộ phận chuyên môn Cơ khí, điện, tự động hóa, kiểm tra thiết bị) và được theo dõi tính toán bởi phòng Kỹ Thuật.
KPI bảo trì giúp bạn tập trung vào các mục tiêu bảo trì mà bạn muốn đạt được. Đây là một giá trị có thể định lượng được cho thấy một tổ chức đang tiến triển hiệu quả như thế nào để đạt được các mục tiêu bảo trì chính của mình theo thời gian.
Bạn có thể sử dụng chúng để theo dõi tiến độ của các nhóm bảo trì độc lập, cũng như hiệu suất tổng thể của toàn bộ tổ chức của bạn.
KPIs có thể báo cáo kết quả định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng hay hàng năm, tùy vào loại chỉ số KPI và số liệu có sẵn, mục tiêu mong muốn.
Dưới đây là 17 KPIs sử dụng cho việc đo lường hoạt động bảo trì của nhà máy bạn:
- LTIFR, Lost Time Injury Frequency Rate (cho cả khối/bộ phận sản xuất và bảo trì)
- Maintenance Cost per Hour vs. Budget
- Cost of Quality
- Maintenance Effectiveness
- Maintenance Efficiency
- Mean Time Between Failure (MTBF)
- Mean Time to Repair (MTTR)
- Preventive Inspection Effectiveness
- Ratio of Preventive to Breakdown Maintenance
- Backlog
- % Scheduled Man Hours Planned
- % Schedule Compliance
- % Planning Effectiveness
- % Man Hours Available
- % Rework
- % Failures Investigated
- MIP Process Effectiveness (MIP = Management Improvement Program).
Cách tính các KPI này, vui lòng đọc tài liệu này:
Bảo dưỡng cơ khí giới thiệu.
Hiện tại nhà máy tôi cũng đang dùng 1 số KPI trong 17 KPI này để tính toán và đo lường hoạt động bảo dưỡng, quan trọng nhất là KPI số 4, 5 ở trên dùng để đo lường tính sẵn sàng và độ tin cậy của các thiết bị quan trọng, khi chỉ số này giảm sẽ được tìm nguyên nhân và đưa ra các hành động khắc phục để duy trì độ tin cậy sẵn sàng cao nhất (thông qua điều tra sự cố hư hỏng RCA, phân tích FTA).
Trả lờiXóa