Phụ gia áp suất cực cao (Extreme Pressure Addictives)
Phụ
gia áp suất cực cao hay phụ gia EP, là chất phụ gia cho chất bôi trơn có vai
trò giảm sự mài mòn của các bộ phận của bánh răng chịu được áp suất rất cao
Các chất phụ gia EP, bao gồm:
Clo, Kali bo rát, Lưu huỳnh phốt
pho.
Phụ gia EP được kích hoạt bằng
cách tăng nhiệt độ đáng kể khi có xảy ra tiếp xúc kim loại bất thường và phản ứng
với bề mặt kim loại để tạo thành một lớp màng hy sinh cùng tinh eutectic.
Màng được hình thành do phản ứng
phụ gia EP có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của bề mặt răng
bánh răng, do đó có thuật ngữ cùng tinh eutectic và màng này bảo vệ bề mặt răng
bánh răng khỏi bị hư hại thêm hoặc nó sẽ điền vào vi trí nhấp nhô trên bề mặt
răng.
Hạn chế của phụ gia áp suất cực cao (EP)
Phụ gia clo, kali-borat và lưu huỳnh-phốt pho áp suất cực cao (EP) chủ yếu được sử dụng cho chất bôi trơn bánh răng công nghiệp. Các chất phụ gia này được kích hoạt bằng nhiệt độ, và phản ứng với các mặt gồ ghề kim loại, để tạo thành một lớp màng hy sinh. Thật không may, các loại phụ gia EP này có một số hạn chế, chẳng hạn như:
1. Chúng có thể gây bất lợi cho các ứng dụng bánh răng tốc độ chậm, (dưới 3m/phút), gây ra tỷ lệ mài mòn cao, được gọi là “đánh bóng” (polishing).
2. Phụ gia áp suất cực
cao như các loại lưu huỳnh ‑ phốt pho có thể “phản ứng hóa học quá mạnh”, dẫn
đến mài mòn đánh bóng (Polishing Wear). Loại mòn này là không
mong muốn, vì nó làm giảm độ chính xác của bánh rang, do làm mòn các biên dạng
răng. Trong những trường hợp này, phụ gia kali-borat có thể được sử dụng
để làm lắng lớp màng EP, mà không có phản ứng hóa học với kim loại.
3. Tốc độ phản ứng của
phụ gia EP là lớn nhất, ở những nơi có nhiệt độ tiếp xúc với răng của bánh răng
là cao nhất; do đó, một số khó khăn gặp phải, trong các ứng dụng nhiệt độ
thấp, khi nhiệt độ hoạt động không đủ cao để kích hoạt hoàn toàn các tác nhân
EP phản ứng. Độ nhớt của dầu gốc là cực kỳ quan trọng. Bất
cứ điều gì làm giảm nhiệt độ dầu, hoặc nhiệt độ chớp
cháy sẽ làm giảm tổng nhiệt độ tiếp xúc, và tăng nguy cơ mài mòn. Nếu tổng
nhiệt độ tiếp xúc không ở mức cần thiết, phụ gia áp suất cực cao có thể phản
ứng không chính xác, hoặc không đúng tỷ lệ.
4. Chất bôi trơn rắn
như molypden disulfide, graphit, hoặc vonfram disulfide đôi khi được sử dụng,
khi nhiệt độ vận hành quá cao, hoặc quá thấp, đối với một loại dầu mà tốc độ
phản ứng có thể không đủ; tuy nhiên, những màng rắn này, có tuổi thọ mài
mòn hạn chế, và có thể không chịu tải cần thiết cho tuổi thọ bánh răng và ổ
trục lâu dài.
5. Phụ gia EP lưu
huỳnh-phốt pho, có giới hạn nhiệt độ cao xấp xỉ 95 độ C. Điều này, làm hạn chế
phạm vi nhiệt độ mà các loại dầu này có thể được sử dụng.
6. Phụ gia EP lưu
huỳnh-phốt pho, có phần ăn mòn kim loại màu vàng, đặc biệt là ở nhiệt độ cao
hơn 60 độ C. Bánh răng bánh vít trục vít, thường chứa vật liệu phốt
pho-đồng, và đó là lý do mà dầu bánh răng sử dụng phụ gia EP lưu
huỳnh-phốt pho có thể không cung cấp sự hoạt động thỏa đáng trong bộ truyền động
bánh răng bánh vít trục vít.
7. Tùy thuộc vào lượng
sử dụng, phụ gia EP lưu huỳnh-phốt pho có thể không tương thích với dầu có chứa
phụ gia chống mài mòn kẽm (Anti-Wear, AW). Đây là lý do tại sao không nên
trộn dầu bánh răng AW với dầu bánh răng EP.
8. Phụ gia EP clo và
borat có thể không phát huy hết tác dụng, hoặc có thể gây ra tình trạng ăn mòn
khi có nước.
Nhận xét
Đăng nhận xét
Các bạn có câu hỏi gì, cứ mạnh dạn trao đổi nhé, baoduongcokhi sẵn sàng giải đáp trong khả năng của mình.