Nguyên lý làm việc của tuabin gió
1. Khái niệm về năng lượng gió:
Gió
là một dạng của năng lượng mặt trời. Gió được sinh ra là do nguyên
nhân mặt trời đốt nóng khí quyển, do trái đất xoay quanh mặt trời và do
sự không đồng đều trên bề mặt trái đất. Luồng gió thay đổi tuỳ thuộc
vào địa hình trái đất, luồng nước, cây cối, con người sử dụng luồng gió
hoặc sự chuyển động năng lượng cho nhiều mục đích như: đi thuyền, thả
diều và phát điện.
Năng lượng gió được mô tả như một quá trình, nó
được sử dụng để phát ra năng lượng cơ hoặc điện. Tuabin gió sẽ chuyển
đổi từ động lực của gió thành năng lượng cơ. Năng lượng cơ này có thể
sử dụng cho những công việc cụ thể như là bơm nước hoặc các máy nghiền
lương thực hoặc cho một máy phát có thể chuyển đổi từ năng lượng cơ
thành năng lượng điện.
2. Cấu tạo tuabin gió:
Bao gồm các phần chính sau đây:
- Anemometer: Bộ đo lường tốc độ gió và truyền dữ liệu tốc độ gió tới bộ điểu khiển.
- Blades: Cánh quạt. Gió thổi qua các cánh quạt và là nguyên nhân làm cho các cánh quạt chuyển động và quay.
- Brake: Bộ hãm (phanh). Dùng để dừng rotor trong tình trạng khẩn cấp bằng điện, bằng sức nước hoặc bằng động cơ.
- Controller:
Bộ điều khiển. Bộ điều khiển sẽ khởi động động cơ ở tốc độ gió khoảng 8
đến 14 dặm/giờ tương ứng với 12 km/h đến 22 km/h và tắc động cơ khoảng
65 dặm/giờ tương đương với 104 km/h bởi vì các máy phát này có thể
phát nóng.
- Gear box: Hộp số. Bánh răng được nối với trục
có tốc độ thấp với trục có tốc độ cao và tăng tốc độ quay từ 30 đến 60
vòng/ phút lên 1200 đến 1500 vòng/ phút, tốc độ quay là yêu cầu của
hầu hết các máy phát điện sản xuất ra điện. Bộ bánh răng này rất đắt
tiền nó là một phần của bộ động cơ và tuabin gió.
- Generator: Máy phát. Phát ra điện
- High - speed shaft: Trục truyền động của máy phát ở tốc độ cao .
- Low - speed shaft: Trục quay tốc độ thấp .
- Nacelle:
Vỏ. Bao gồm rotor và vỏ bọc ngoài, toàn bộ được dặt trên đỉnh trụ và
bao gồm các phần: gear box, low and high - speed shafts, generator,
controller, and brake. Vỏ bọc ngoài dùng bảo vệ các thành phần bên
trong vỏ. Một số vỏ phải đủ rộng để một kỹ thuật viên có thể đứng bên
trong trong khi làm việc.
- Pitch: Bước răng. Cánh được xoay hoặc làm nghiêng một ít để giữ cho rotor quay trong gió không quá cao hay quá thấp để tạo ra điện.
- Rotor: Bao gồm các cánh quạt và trục.
- Tower:
Trụ đỡ Nacelle. Được làm bằng thép hình trụ hoặc thanh dằn bằng thép.
Bởi vì tốc độ gió tăng lên nếu trụ càng cao, trụ đỡ cao hơn để thu được
năng lượng gió nhiều hơn và phát ra điện nhiều hơn.
- Wind vane: Để xử lý hướng gió và liên lạc với "yaw drive" để định hướng tuabin gió.
- Yaw drive: Dùng để giữ cho rotor luôn luôn hướng về hướng gió chính khi có sự thay đổi hướng gió.
- Yaw motor: Động cơ cung cấp cho "yaw drive" định được hướng gió.
3. Các kiểu tuabin gió hiện nay:
Các tuabin gió hiện nay được chia thành hai loại:
- Một loại theo trục đứng giống như máy bay trực thăng.
- Một loại theo trục ngang .
Các
loại tuabin gió trục ngang là loại phổ biến có 2 hay 3 cánh quạt.
Tuabin gió 3 cánh quạt hoạt động theo chiều gió với bề mặt cánh quạt
hướng về chiều gió đang thổi. Ngày nay tuabin gió 3 cánh quạt được sử
dụng rộng rãi.
4. Công suất các lại tuabin gió:
Dãy
công suất tuabin gió thuận lợi từ 50 kW tới công suất lớn hơn cỡ vài
MW. Để có dãy công suất tuabin gió lớn hơn thì tập hợp thành một nhóm
nhưng tuabin với nhau trong một trại gió và nó sẽ cung cấp năng lượng
lớn hơn cho lưới điện.
Các tuabin gió loại nhỏ có công suất dưới
50kW được sử dụng cho gia đình. Viễn thông hoặc bơm nước đôi khi cũng
dùng để nối với máy phát điện diezen, pin và hệ thống quang điện. Các
hệ thống này được gọi là hệ thống lai gió và điển hình là sử dụng cho
các vùng sâu vùng xa, những địa phương chưa có lưới điện, những nơi mà
mạng điện không thể nối tới các khu vực này.
5. Nguyên lý hoạt động của các tuabin gió:
Các
tuabin gió tạo ra điện như thế nào? Một cách đơn giản là một tuabin
gió làm việc trái ngược với một máy quạt điện, thay vì sử dụng điện để
tạo ra gió như quạt điện thì ngược lại tuabin gió lại sử dụng gió để
tạo ra điện.
Các tuabin gió hoạt động theo một nguyên lý rất đơn
giản. Năng lượng của gió làm cho 2 hoặc 3 cánh quạt quay quanh 1 rotor.
Mà rotor được nối với trục chính và trục chính sẽ truyền động làm quay
trục quay máy phát để tạo ra điện.
Các tuabin gió được đặt trên
trụ cao để thu hầu hết năng lượng gió. Ở tốc độ 30 mét trên mặt đất thì
các tuabin gió thuận lợi: Tốc độ nhanh hơn và ít bị các luồng gió bất
thường.
Các tuabin gió có thể sử dụng cung cấp điện cho nhà cửa
hoặc xây dựng, chúng có thể nối tới một mạng điện để phân phối mạng
điện ra rộng hơn.
Nhìn từ phía ngoài vào một xưởng năng lượng gió
thấy được một nhóm các tuabin làm việc và tạo ra điện nhờ các đường
dây tiện ích như thế nào? Điện được truyền qua dây dẫn phân phối từ các
nhà, các cơ sở kinh doanh, các trường học ...
6. Những thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng năng lượng gió:
a. Những thuận lợi:
-
Năng lượng gió là nhiên liệu sinh ra bởi gió, vì vậy nó là nguồn nhiên
liệu sạch. Năng lượng gió không gây ô nhiễm không khí so với các nhà
máy nhiệt điện dựa vào sự đốt cháy nhiên liệu than hoặc khí ga.
- Năng lượng gió có ở nhiều vùng. Do đó nguồn cung cấp năng lượng gió của đất nước thì rất phong phú.
-
Năng lượng gió là một dạng năng lượng có thể tái tạo lại được mà giá
cả lại thấp do khoa học tiến tiến ngày nay. Khoảng 4 đến 6 cent/kwh.
Điều đó còn tuỳ thuộc vào nguồn gió, tài chính của công trình và đặc
điểm của công trình.
- Tuabin gió có thể xây dựng trên các nông
trại, vì vậy đó là một điều kiện kinh tế cho các vùng nông thôn, là nơi
tốt nhất về gió mà có thể tìm thấy. Những người nông dân và các chủ
trang trại có thể tiếp tục công việc trên đất của họ bởi vì tuabin gió
chỉ sử dụng một phần nhở đất trồng của họ, chủ đầu tư năng lượng gió
chỉ phải trả tiền bồi thường cho những nông dân và chủ các trang trại
mà có đất sử dụng việc lắp đặt các tuabin gió.
b. Những khó khăn:
-
Năng lượng gió phải cạnh tranh với các nguồn phát sinh thông thường ở
một giá cơ bản. Điều đó còn phụ thuộc vào nơi có gió mạnh như thế nào.
Vì thế nó đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu cao hơn các máy phát điện chạy bằng
nhiên liêu khác.
- Năng lượng gió là một nguồn năng lượng không
liên tục và nó không luôn luôn có khi cần có điện. Năng lượng gió không
thể dự trữ được và không phải tất cả năng lượng gió có thể khai thác
được tại thời điểm mà có nhu cầu về điện.
- Những nơi có năng lượng gió tốt thường ở những vị trí xa xôi cách thành phố nhưng những nơi đó lại cần điện.
nguồn fuhrlaendervn.com, ảnh Thanh Sơn
Nhận xét
Đăng nhận xét
Các bạn có câu hỏi gì, cứ mạnh dạn trao đổi nhé, baoduongcokhi sẵn sàng giải đáp trong khả năng của mình.