Các loại chỉ số KPI cho chức năng bảo dưỡng
Tiến
trình độ tin cậy của tài sản ở trên đã biểu diễn tổng thể 'tất cả'
nhiệm vụ cần thiết để hỗ trợ chức năng bảo dưỡng. Tiến trình này là một
chuỗi cung ứng. Nếu một bước trong tiến trình này bị bỏ qua, hoặc thực
hiện ở mức độ dưới chuẩn, tiến trình này sẽ tạo ra các khuyết tật được
xem như là thất bại. Đầu ra của một tiến trình độ tin cậy sức khỏe là độ
tin cậy tài sản tối ưu với chi phí tối ưu.
Các số đo
tiến trình độ tin cậy tài sản là các chỉ số KPI theo dõi quá trình
(Leading Indicators). Chúng theo dõi có hay không các nhiệm vụ đang được
thực hiện đó sẽ dẫn tới kết quả trong tương lai. Thí dụ, một chỉ số KPI
quá trình sẽ theo dõi chức năng lập kế hoạch đang diễn ra. Nếu mọi
người làm đúng tất cả mọi thứ thì kết quả sẽ bám sát chỉ tiêu. Các chỉ
số KPI quá trình của tiến trình ngay lập tức cho ra các số đo kết quả.
Các
số đo kết quả theo dõi các sản phẩm của tiến trình độ tin cậy của tài
sản. Các số đo kết quả gồm chi phí bảo dưỡng (là một phần của chi phí
sản xuất tổng cộng), tài sản ngừng hoạt động do bảo dưỡng có kế hoạch và
ngoài kế hoạch (là một phần của tính sẵn sàng của tài sản) và số lượng
hư hỏng của thiết bị (đo lường độ tin cậy: ở đây có thể được dịch nghĩa
là thời gian hoạt động trung bình giữa những lần hư hỏng).
Sự
trễ của các số đo phản ánh kết quả (Lagging Indicators). Lấy sự hư hỏng
là một ví dụ tốt. Thông thường cùng một chi tiết của thiết bị sẽ không
hư hỏng mỗi ngày. Lấy một ví dụ về máy bơm. Chúng ta nói bơm hư bình
quân 8 tháng một lần. Nếu chúng ta cải thiện độ tin cậy của nó bằng 50%
nó sẽ hư sau mỗi 12 tháng. Bạn phải chờ ít nhất là 12 tháng để xem sự
cải thiện đó.
KPI cho chức năng bảo dưỡng cần phải bao
gồm cả hai chỉ số: chỉ số (quá trình bảo dưỡng)dẫn đến kết quả (leading)và chỉ số phản ánh kết quả (lagging). Bài viết này tập trung
vào việc xác định cả hai chỉ số bảo dưỡng đó. Đó là các chỉ số KPI đo
lường hiệu quả các chức năng bảo dưỡng.
Các chỉ số KPI theo dõi hoạt động của tiến trình độ tin cậy – Các số đo quá trình
Quá
trình bảo dưỡng được tạo thành từ nhiều thành phần. Tất cả các thành
phần được yêu cầu để hoàn tất chuỗi cung ứng. Chỉ số KPI theo dõi hoạt
động của quá trình bảo dưỡng là số đo sự bảo đảm quá trình. Chúng trả
lời câu hỏi “làm thế nào để tôi biết rằng thành phần quá trình bảo dưỡng
này đang được thực hiện tốt?” Việc thực hiện công tác bảo dưỡng hàng
ngày được biểu diễn thông qua bảy thành phần của tiến trình độ tin cậy;
Tập trung vào sự kinh doanh, Xác định nhu cầu công việc, Kế hoạch công
việc, Lập lịch trình việc, Thực thi việc công, Theo dõi và Phân tích
Hiệu quả. Chỉ số KPI theo dõi sự hoạt động cho từng thành phần được đề
nghị.
Cần lưu ý rằng những thay đổi của các chỉ số này
có thể được xác định hoặc có thể bổ sung. Các chỉ số trình bày ở đây
cung cấp một chỉ dẫn rõ ràng nếu các yêu cầu của từng thành phần là thỏa
mãn và nếu không thì cần thực hiện hành động để sửa chữa sự thiếu sự
gắn kết của quá trình bảo dưỡng.
Xác định nhu cầu công việc (Work Identification)
Chức năng xác định nhu cầu công việc là xác định đúng công việc vào đúng thời điểm.
1. Yêu cầu công việc (Work Request)
Khởi
đầu một yêu cầu công việc là một trong những phương pháp xác định nhu
cầu công việc. Một khi một yêu cầu công việc được gửi nó phải được xem
xét, xác nhận và phê duyệt trước khi nó trở thành một công việc thực tế
để sẵn sàng để được lên kế hoạch. Nếu quá trình yêu cầu công việc hoạt
động tốt, việc xác nhận và phê duyệt hay từ chối yêu cầu công việc sẽ
xảy ra kịp thời.
Một biện pháp được đề xuất cho quá trình yêu cầu công việc là:
♦
Tỷ lệ phần trăm yêu cầu công việc còn duy trì trạng thái “Request” ít
hơn 5 ngày trong khoảng thời gian quy định (ví dụ 30 ngày). Theo tiêu
chí của bảo dưỡng xếp hạng thế giới kỳ vọng rằng hầu hết yêu cầu công
việc bảo dưỡng (> 80%) sẽ được xem xét và xác nhận trong thời hạn
tối đa là 5 ngày.
Yêu cầu công việc dựa vào việc xác
định ngẫu nhiên của các hư hỏng hoặc hư hỏng tiềm năng và tạo sự quan
tâm cần bảo dưỡng để xử lý. Trong một tổ chức trình độ thế giới, sự xác
định nhu cầu công việc là không có cư hội tồn tại.
2. Công việc bảo dưỡng chủ động (Proactive Work)
Chương
trình bảo dưỡng thiết bị được thiết kế để xác định các tình trạng hư
hỏng tiềm năng, sự thay đổi trạng thái của các chức năng ẩn và các
nguyên nhân hư hỏng liên quan đến tuổi thọ đã biết. Sự phát triển của
chương trình bảo dưỡng thiết bị xác định các nhiệm vụ bảo dưỡng thường
xuyên mà phải được thực hiện để đạt được mức độ hoạt động yêu cầu để đáp
ứng yêu cầu kinh doanh. Nếu chương trình bảo dưỡng thiết bị có hiệu
quả, nó sẽ xác định thành công và phòng ngừa được hầu hết các nguyên
nhân hư hỏng.
Nếu chức năng “Xác định nhu cầu công
việc” hoạt động tốt, phần lớn các công việc được thực hiện bảo dưỡng sẽ
bao gồm các nhiệm vụ của Chương trình bảo dưỡng thiết bị (CCBDTB) và công tác sửa chữa phục hồi có nguồn gốc từ nó.
Các chỉ số KPI cho chức năng xác định nhu cầu công việc là:.
Tỷ
lệ phần trăm giờ công lao động có sẵn được sử dụng cho công việc bảo
dưỡng chủ động (CTBDTB + công việc sửa chữa phục hồi bắt nguồn từ
CTBDTB) trong một khoảng thời gian xác định. Chỉ tiêu cho công việc bảo
dưỡng chủ động theo trình độ thế giới là 75-80%. Lưu ý rằng 5 -10% của
giờ công lao động có sẵn nên được phân cho công việc cải tiến (không
phải bảo dưỡng như cải tạo và thiết kế lại) như vậy sẽ còn khoảng 10% -
15% cho công việc khẩn cấp.
Kế hoạch công việc (Work Planning)
Chức
năng chính của thành phần Kế hoạch công việc của quy trình bảo dưỡng là
chuẩn bị công việc để đạt được hiệu quả tối đa trong thực hiện.
3. Khối lượng công việc được lập kế hoạch
Nói
chung, lập kế hoạch là xác định cách thực hiện công việc và xác định
tất cả các nguồn lực cần thiết và bất kỳ yêu cầu đặc biệt để thực thi
công việc. Một lệnh làm việc được lập kế hoạch thích hợp sẽ bao gồm tất
cả các thông tin này. Tối đa hoá hiệu quả bảo dưỡng đòi hỏi một tỷ lệ
phần trăm cao công việc được lên kế hoạch.
Một tiêu chí về việc có hay không kế hoạch đang diễn ra là:.
♦
Các tỷ lệ phần trăm của tất cả các phiếu công việc, trong khoảng thời
gian quy định, với tất cả các thành phầncủa lập kế hoạch được hoàn thành
(ví dụ Sự phân công lao động, thời lượng công việc, độ ưu tiên của công
việc, yêu cầu theo ngày, v.v..). Các kỳ vọng trình độ thế giới là
>95% của tất cả các công việc cần lập kế hoạch.
4. Đáp ứng sự thay đổi của Kế hoạch.
Một chỉ số KPI cho việc lập kế hoạch là thời gian cần để lập kế hoạch cho phiếu công việc. Một chỉ tiêu được đề xuất là:
♦
Tỷ lệ phần trăm phiếu công việc trong “Tình trạng kế hoạch” cho phép
chậm ít hơn 5 ngày khoảng thời gian định sẵn. Xếp hạng thế giới thì ít
nhất là 80% phiếu công việc được xử lý trong 5 ngày hoặc ít hơn nếu có
thể. Một số phiếu công việc sẽ đòi hỏi nhiều thời gian hơn để lên kế
hoạch nhưng
phải cho trước ngày kết thúc và ngày yêu cầu.
5. Chất lượng của lập kế hoạch
Các
chỉ số KPI cho việc kế hoạch không phản ánh chất lượng lập kế hoạch đang
được thực hiện. Một khía cạnh quan trọng của lập kế hoạch là dự trù nguồn
lực. Chất lượng kế hoạch có thể được đo bằng cách giám sát tính chính
xác của dự toán. Lao động và vật tư là các nguồn lực chủ yếu trong phiếu
công việc.
Độ chính xác của việc dự tính lao động có thể được đo bởi:
Tỷ
lệ phần trăm phiếu công việc so với giờ lao động dự tính trong 10%
trong khoảng thời gian xác định thực tế. Độ chính xác ước tính sẽ lớn
hơn 90% sẽ là mức mong đợi của trình độ thế giới.
Chỉ tiêu thứ 2 của chất lượng lập kế hoạch được thể hiện qua vật tư dự trù, sẽ là:
♦
Tỷ lệ phần trăm phiếu công việc được lên kế hoạch bị chậm trễ khi thực
thi do nhu cầu vật tư (phụ tùng) trong khoảng thời gian quy định. Các kỳ
vọng trình độ bảo dưỡng thế giới là ít hơn 2% tất cả các công việc được
giao sẽ bị thiếu hụt vật tư (do lập kế hoạch). Lưu ý: điều này giả định
công việc không được lên kế hoạch nếu vật liệu không có sẵn. Vì vậy,
vấn đề là phiếu công việc đã không được tính toán cho tất cả các vật tư
yêu cầu.
Lên lịch thực hiện công việc (Work Scheduling)
Lập
kế hoạch tốt là một điều kiện tiên quyết để lập lịch trình. Chức năng
chính của lịch là để phối hợp sự sẵn sàng của thiết bị được bảo dưỡng
với tất cả các nguồn lực cần thiết, lao động, vật tư và dịch vụ tạo ra
một lịch trình để thực hiện “đúng công việc vào đúng thời điểm”. Lịch
trình là một hợp đồng giữa các vận hành và bảo dưỡng. “Đúng công việc
vào đúng thời điểm” ngụ ý rằng công việc này phải được thực hiện trong
khoảng thời gian quy định để đạt được mức mong muốn về hiệu quả. Nếu
không thực hiện trong thời gian đã lên lịch sẽ làm tăng nguy cơ hư hỏng.
Với
xác định nhu cầu công việc, lập kế hoạch và lên lịch tốt, lịch trình
bảo dưỡng hàng tuần nên được tạo ra vài ngày trước khi bắt đầu. Cần có
sự tự tin rằng lịch này phản ánh công việc mà sẽ được hoàn thành trong
thời gian trong lịch trình.
6. Chất lượng của việc lên lịch thực hiện công việc.
Một chỉ số KPI cho chức năng lập lịch trình công việc là:
♦
Tỷ lệ phần trăm phiếu công việc, trong khoảng thời gian xác định, mà có
ngày dự kiến trước đó sớm hơn hoặc bằng ngày kết thúc trễ nhất hoặc
ngày theo yêu cầu. Chỉ tiêu mong đợi bảo dưỡng trình độ thế giới là
> 95% để đảm bảo phần lớn các phiếu công việc được hoàn thành
trước ngày kết thúc trễ nhất hoặc ngày theo yêu cầu.
Một chỉ số thứ hai đo chất lượng lên lịch công việc là:
♦
Tỷ lệ phần trăm phiếu công việc được giao ở trạng thái "Delay" do chưa
có nhân lực, trang thiết bị, không gian hoặc dịch vụ trong khoảng thời
gian quy định.
Khối lượng công việc được lên lịch trình.
Việc
lập lịch trình công việc đúng kế hoạch cũng rất quan trọng để tối đa
hóa hiệu quả hoạt động bảo dưỡng. Chúng ta sẽ dự kiến số giờ công lao
động có sẵn để đáp ứng lịch trình công việc. Một lịch trình thực hiện
chỉ thị quan trọng thứ hai biện pháp:
♦ Chúng ta sẽ dự kiến số giờ công lao động có sẵn để đáp ứng lịch trình công việc. Một chỉ số KPI thứ 2 sẽ đo:
♦
Tỷ lệ phần trăm giờ công lao động có sẵn được lên lịch so với tổng giờ
công có sẵn trong thời gian xác định. Chỉ tiêu của trình độ thế giới là
> 80% của giờ công nên được áp dụng theo công việc được lên lịch
trình.
Chúng ta không không thể mong đợi lên lịch trình
cho 100% của giờ công lao động sẵn có nằm trong một khoảng thời gian
theo lịch trình, bởi vì chúng ta nhận ra rằng công việc phát sinh sẽ
tăng sau khi lịch trình đã được lập. Điều này bao gồm cả công việc khẩn
cấp và các công việc theo lịch trình phải được cung cấp nguồn lực trong
khoảng thời gian theo lịch trình.
Thực thi công việc (Work Execution)
Công
việc thực hiện bắt đầu với việc phân công công việc cho những người
chịu trách nhiệm để thực hiện nó và kết thúc khi các cá nhân tính với
trách nhiệm để thực hiện cung cấp phản hồi về công việc hoàn thành.
7. Tuân thủ lịch trình.
Với
một chất lượng cao của xác định nhu cầu công việc, lập kế hoạch và lên
lịch trình, nguồn lực bảo dưỡng nên thực hiện theo kế hoạch và tiến độ.
Do đó, một chỉ số KPI của thực thi là tuân thủ lịch trình. Tuân thủ lịch
trình được định nghĩa là:.
♦ Tỷ lệ phần trăm phiếu
công việc hoàn thành trong khoảng thời gian lịch trình trước khi kết
thúc trễ hoặc ngày theo yêu cầu. Bảo dưỡng trình độ thế giới phải đạt
> 90% tuân thủ lịch trình trong quá trình thực hiện.
8. Chất lượng thực thi công việc
Công việc thực hiện chất lượng được đo bằng:
♦ Tỷ lệ phần trăm công việc làm lại. Chỉ tiêu công việc phải làm lại của bảo dưỡng trình độ thế giới là ít hơn 3%.
9. Hoàn thành Phiếu công việc (Work Order Completion)
Mục
đích của việc xác định chỉ số KPI theo dõi hoạt động của quá trình bảo
dưỡng là giúp quản lý quá trình bảo dưỡng. Khả năng theo dõi thành công
và quản lý quá trình và đo lường hoạt động của quá trình này phụ thuộc
nhiều vào việc thu thập thông tin chính xác trong quá trình thực thi
công việc. Những phương tiện cho việc thu thập thông tin là phiếu công
việc. Phiếu công việc nên tính cho 'tất cả' công việc thực hiện trên
cùng một thiết bị. Điều này là cần thiết để tập hợp chi phí bảo dưỡng
chính xác và dữ liệu lịch sử, cho phép quản lý thiết bị thông qua chu kỳ
sống của nó.
Phiếu công việc nên chỉ ra trạng thái của
công việc (hoàn thành, không hoàn thành), lao động thực tế và vật tư
tiêu hao, cho thấy những gì đã được thực hiện và những gì đã phát sinh
và đề nghị công việc bổ sung. Ngoài ra, thông tin về quá trình và thời
gian dừng thiết bị và cho thấy có hay không việc bảo dưỡng được thực
hiện để đáp ứng với một hư hỏng cần được xử lý.
Giả sử
rằng công việc không được thực hiện cho đến khi phiếu công việc được
hoàn thành. Vì lý do này nên cũng quan trọng cần có một chỉ số KPI về
phiếu công việc hoàn thành. Chỉ tiêu này nên xem xét:
♦
Tỷ lệ phần trăm lệnh phiếu công việc với tất cả các trường dữ liệu được
hoàn tất. Sự tổ chức bảo dưỡng trình độ thế giới đạt được 95%.
Theo dõi - Cập nhật (Follow-up)
Trong
thành phần theo dõi của quá trình bảo dưỡng, hành động được khởi xướng
để giải quyết các thông tin xác định trong quá trình thực hiện. Một số
nhiệm vụ theo dõi chính bao gồm xem xét ý kiến phiếu công việc và đóng
các phiếu công việc hoàn thành, bắt đầu công việc khắc phục và phần bắt
đầu và cập nhật quy trình như yêu cầu.
10. Đóng phiếu công việc (Work Order Closure)
Theo
dõi kịp thời và đóng phiếu công việc hoàn thành là điều cần thiết để
công tác bảo dưỡng thành công. Một chỉ số KPI cho Theo dõi là:
♦
Tỷ lệ phần trăm phiếu công việc được đóng trong thời hạn tối đa là 3
ngày, trong khoảng thời gian quy định. Kỳ vọng là >95% tất cả các
phiếu công việc đã hoàn thành nên được xem xét lại và đóng trong vòng 3
ngày.
Phân tích hiệu quả hoạt động (Performance Analysis)
Thành
phần phân tích hiệu quả hoạt động của quá trình bảo dưỡng đánh giá hiệu
quả bảo dưỡng bằng cách tập trung vào chỉ số KPI của kết quả bảo dưỡng.
Khoảng cách giữa thực tế và yêu cầu hiệu quả của thiết bị được bảo
dưỡng được xác định. khoảng cách đáng kể hiệu quả được giải quyết bằng
khởi đầu hoạt động cải tiến xác định nhu cầu công việc để thu hẹp khoảng
cách hiệu quả.
11. Sự hiện diện của Phân tích Hiệu quả.
Một
dấu hiệu cho thấy phân tích hiệu quả đang được thực hiện là sự tồn tại
của kết quả bảo dưỡng số liệu được mô tả trong phần tiếp theo của bài
này với đầu đề Các chỉ số KPI đo lường hiệu quả hoạt động bảo dưỡng (các
đo lường kết quả).
12. Chất lượng của Phân tích Hiệu quả.
Từ
quan điểm quá trình bảo dưỡng, điều quan trọng là các kết quả này đang
điều khiển hành động. Do đó, một chỉ số KPI đo lường hiệu quả hoạt của
phân tích hiệu quả là một số đo:
♦ Số lượng các hành
động để cải thiện độ tin cậy của tài sản được bắt đầu thông qua chức
năng phân tích hiệu quả trong thời gian quy định.. Không có con số chính
xác nhưng mức độ hoạt động tương đối là quan trọng. Không có hành động
được bắt đầu khi tồn tại khoảng cách về hiệu quả hoạt động là không
thích hợp.
♦ Một chỉ số thứ hai là số lượng hành động
cải thiện độ tin cậy của các thiết bị được xử lý trong tháng trước. Nói
cách khác, một thước đo như thế nào một tổ chức thành công trong việc
rút ngắn khoảng cách hiệu quả.
Các chỉ số KPI của hiệu quả bảo dưỡng (Chỉ số dẫn đến kết quả).
Sản
phẩm của bảo dưỡng là độ tin cậy. Một thiết bị đáng tin cậy là một
thiết bị có chức năng ở mức độ hoạt động đáp ứng các nhu cầu của người
sử dụng. Độ tin cậy được đánh giá bằng cách đo sự hư hỏng.
Hư hỏng (Failures)
Chức
năng chính của bảo dưỡng là để giảm hoặc loại bỏ những hậu quả của hư
hỏng tài sản hữu hình. Định nghĩa của hư hỏng chức năng là bất cứ lúc
nào mà sự hoạt động của tài sản giảm xuống dưới hoạt động yêu cầu của
nó. Vì thế một chỉ số KPI cho hiệu quả bảo dưỡng là số đo của sự hư hỏng
trên tài sản. Nếu chức năng bảo dưỡng có hiệu quả, thì hậu quả do hư
hỏng trên các tài sản quan trọng được giảm bớt hoặc loại bỏ.
Hậu
quả hư hỏng sẽ tác động mức độ của chỉ số KPI của sản xuất. Sự phân
loại hư hỏng bằng cách xác định hậu quả đến chức năng bảo dưỡng ảnh
hưởng đến mức độ của hoạt động sản xuất.
Hậu quả hư hỏng được phân thành các loại sau đây:
1. Hậu quả ẩn
- không có hậu quả trực tiếp của một hư hỏng đơn điểm ngoài tiếp xúc
với các nguy cơ gia tăng của một sự hư hỏng đa điểm (một hư hỏng thứ hai
phải xảy ra để trải qua một hậu quả).
2. Hậu quả về an toàn – các kết quả hư hỏng một điểm duy nhất trong một chức năng mất hoặc thiệt hại khác có thể gây thương tích hoặc giết một ai đó.
3. Hậu quả môi trường-
kết quả hư hỏng một điểm duy nhất trong một chức năng mất hoặc thiệt
hại khác mà vi phạm bất kỳ tiêu chuẩn môi trường hoặc quy định.
4. Hậu quả vận hành
- hư hỏng một điểm duy nhất có ảnh hưởng xấu trực tiếp đến khả năng vận
hành (sản lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng hoặc chi phí
vận hành cộng với chi phí sửa chữa trực tiếp).
5. Hậu quả ngoài vận hành - hư hỏng một điểm duy nhất chỉ liên quan trực tới chi phí sửa chữa.
Vì vậy, điều quan trọng khi theo dõi:
♦
Số lượng và tần suất hư hỏng của tài sản bởi vùng của hậu quả. Không có
tiêu chuẩn phổ dụng cho chỉ số này vì sự đa dạng của các ngành công
nghiệp và thậm chí cả các nhà máy trong các phân đoạn công nghiệp. Tuy
nhiên nó là hợp lý để mong đợi một xu hướng đi xuống và để thiết lập dựa
trên sự giảm các mục tiêu dựa trên mức hiệu quả hiện tại và nhu cầu
kinh doanh.
Chi phí bảo dưỡng.
Chi
phí bảo dưỡng là một cách đo trực tiếp khác về hoạt động bảo dưỡng. Chi
phí bảo dưỡng bị ảnh hưởng bởi cả hiệu quả bảo dưỡng và hiệu suất mà
bảo dưỡng được thực hiện.
Bảo dưỡng tối đa hóa hiệu quả
của nó bằng đảm bảo rằng nó thực hiện "đúng công việc ở đúng thời
điểm”. Bảo dưỡng chủ động có nghĩa là can thiệp trước sự kiện hư hỏng
xảy ra. Tác động của bảo dưỡng chủ động không chỉ để làm giảm thiểu hậu
quả hư hỏng về an toàn, môi trường và vận hành mà còn để giảm chi phí
bảo dưỡng bằng cách giảm thiểu thiệt hại thứ cấp. Ví dụ, nếu hư hỏng
tiềm năng của một ổ đỡ máy bơm đã được phát hiện chủ động, sự hư hỏng
thảm khốc của ổ đỡ có thể được ngăn ngừa. Sự hư hỏng thảm khốc của ổ đỡ
máy bơm có khả năng sẽ dẫn đến thiệt hại cho vỏ máy, vòng mài mòn, bánh
CT, bộ phận làm kín cơ khí, v.v… Việc sửa chữa phục hồi sẽ yêu cầu gia
công lại. Bằng cách sử dụng các nhiệm vụ chủ động như giám sát rung động
để phát hiện sự xuống cấp của ổ đỡ cho phép lên kế hoạch thay thế ổ đỡ
trước khi xảy ra các thiệt hại thứ cấp. Ít hư hỏng thứ cấp có nghĩa là
mất ít thời gian hơn để sửa chữa (tiết kiệm lao động) và tiêu hao ít vật
tư (tiết kiệm vật tư). Hiệu quả tổng thể là chi phí sửa chữa sẽ ít hơn
nhiều.
Chi phí bảo dưỡng cũng bị ảnh hưởng khi có sự
gia tăng hiệu quả bảo dưỡng. Những lợi ích đạt được hiệu quả thông qua
cải tiến lập kế hoạch và lập lịch trình của "công việc đúng vào đúng
thời điểm". Dữ liệu được công bố cho thấy rằng các công ty với thời gian
sai lệch dự kiến 25% đến 30% có thể tăng thời gian sai lệch trong
khoảng 40% - 60% thông qua lập kế hoạch và lập lịch trình tốt hơn.
Có nhiều số đo hữu ích về các chi phí bảo dưỡng liên quan:
♦
Chi phí bảo dưỡng: mục tiêu chi phí bảo dưỡng phụ thuộc vào tài sản và
bối cảnh hoạt động của nó (như tài sản được áp dụng vào sử dụng như thế
nào).
♦ Chi phí bảo dưỡng / tổng sản phẩm đầu ra: mục
tiêu chi phí bảo dưỡng phụ thuộc vào tài sản và bối cảnh hoạt động của
nó (như tài sản được áp dụng vào sử dụng như thế nào).
♦
Chi phí bảo dưỡng / giá trị tài sản thay thế của Thiết bị và Nhà máy:
số liệu này là một chuẩn mực hữu ích tại một nhà máy và mức độ công ty.
Chỉ tiêu chuẩn trình độ thế giới là trong khoảng từ 2% -3%.
♦
Tổng Chi phí bảo dưỡng / tổng chi phí sản xuất: số liệu này là một tiêu
chuẩn hữu ích tại một nhà máy và mức độ công ty. Mức chỉ tiêu trình độ
thế giới là <10% đến 15%.
♦ Tổng Chi phí bảo
dưỡng / Tổng doanh số bán hàng: số liệu này là một tiêu chuẩn hữu ích
tại một nhà máy và mức độ công ty. Mức chỉ tiêu trình độ thế giới là từ
6% đến 8%.
Thời gian ngừng do Bảo dưỡng
Tác
động của chức năng bảo dưỡng đến khả năng sẵn sàng của tài sản được
thông qua sự giảm thiểu thời gian ngừng do bảo dưỡng. Thời gian ngừng
này liên quan đến bảo dưỡng có kế hoạch và ngoài kế hoạch. Mục tiêu
chính của bảo dưỡng chủ động là xác định tiềm năng hư hỏng với đủ thời
gian để lập kế hoạch và lịch trình công việc khắc phục trước khi hư hỏng
thực tế xảy ra. Nếu chức năng bảo dưỡng là thành công khi thời gian
ngừng liên quan bảo dưỡng đột xuất giảm.
Nó cũng quan
trọng để đo thời gian dừng có kế hoạch. Thành phần xác định nhu cầu công
việc của quá trình bảo dưỡng phấn đấu để loại bỏ bảo dưỡng có kế hoạch
nhưng không cần thiết bằng cách tập trung vào “thực hiện đúng công việc ở
đúng thời điểm”.
Thông qua sự xác định nhu cầu công
việc chính thức và cải thiện sự trễ tiến độ khi lập kế hoạch và lịch
trình cho ngừng giảm thiểu.
Chỉ số KPI hữu ích gắn liền với thời gian chết do tài sản ngừng để bảo dưỡng là:.
♦ Ngừng ngoài kế hoạch (giờ).
♦ Ngừng có kế hoạch (giờ).
♦ Ngừng vượt quá thời gian kế hoạch (giờ).
Lưu
ý: Nó rất hữu ích khi phân biệt giữa “ngừng thiết bị” khi mà tại một bộ
phận nào đó của thiết bị không sẵn sàng, với “ngừng công nghệ” khi đã
ngừng sản xuất.
Tầm quan trọng của phiếu công việc (Work Order)
Sử
dụng các chỉ số KPI được đề xuất cho các chức năng bảo dưỡng đòi hỏi
một nguồn dữ liệu đáng tin cậy về các hư hỏng của tài sản, chi phí bảo
dưỡng và thời gian ngừng. Bất kỳ khi nào thực hiện bảo dưỡng trên một
tài sản thì cần phải ghi lại và lưu trữ. Phương tiện để thu thập dữ liệu
là phiếu công việc bảo dưỡng (Work Order).
Bất cứ khi
nào bảo dưỡng được thực hiện cho một tài sản, dữ liệu hoàn thành phiếu
công việc phải bao gồm những thông tin sau đây:
♦ Xác định cấp độ tài sản đó ở hệ thống tài sản phân cấp hình cây, nơi công việc được thực hiện.
♦ Ngày, thời gian và khoảng thời gian của sự kiện bảo dưỡng.
♦
Một dấu hiệu nếu hư hỏng đã xảy ra: có hoặc không (là không nếu bảo
dưỡng chủ động) Khi hư hỏng đã xảy ra, xác định các hậu quả hư hỏng:
(hậu quả ẩn, về an toàn, môi trường, về vận hành (chất lượng sản phẩm,
công suất, dịch vụ khách hàng, chi phí vận hành) hoặc phí vận hành chỉ
liên quan đến chi phí sửa chữa).
♦ Chi phí thực tế (lao động, vật tư, dịch vụ, v.v...)
♦ Ngừng quá trình công nghệ (mất sản phẩm).
♦ Ngừng tài sản (thiết bị ngoài dịch vụ nhưng quá trình công nghệ vẫn tiếp tục sản xuất).
Các
câu hỏi trong quản lý bảo dưỡng nhờ hệ thống máy vi tính của bạn CMMS
có thể được phát triển sau đó để theo dõi và báo cáo chỉ số hoạt động
quan trọng cho sự hư hỏng của tài sản, chi phí bảo dưỡng và thời gian
ngừng.
Báo cáo về sử dụng KPI.
Các
chỉ số đo quá trình Bảo dưỡng và độ tin cậy trong tiến trình kinh doanh
(chỉ số quá trình) cung cấp một chỉ dẫn rõ ràng về việc tuân thủ các
quy trình bảo dưỡng tập trung vào kinh doanh. Chúng chỉ ra hành động cụ
thể nào cần thực hiện bởi vì tồn tại một khoảng cách giữa cách bảo dưỡng
hiện tại so với yêu cầu. Khoảng cách này tồn tại khi thực hiện tiến
trình bảo dưỡng 'cuối cùng' sẽ dẫn đến các hư hỏng của tài sản. Hậu quả
của các hư hỏng này sẽ dẫn đến hiệu quả sản xuất kém.
Các
chỉ số KPI cần được gắn liền với vai trò và trách nhiệm được xác định
cho các chức năng bảo dưỡng đối với các tài sản khi họ áp dụng. Ví dụ,
một nhà lập kế hoạch chịu trách nhiệm 'Khu A' sẽ chịu trách nhiệm cho
các chỉ số KPI cho chức năng lập kế hoạch cho tài sản 'Khu A'.
Người
quản lý chịu trách nhiệm về tài sản “Khu vực A” sẽ giám sát tất cả các
dữ liệu quá trình và kết quả cho khu vực A. Mỗi số đo nên liệt kê trên
hệ thống phân cấp tài sản hình cây, cùng với sự gắn kết với trách nhiệm
cá nhân đối với tài sản. Hành động quản lý là trực tiếp cải thiện sự
tuân thủ các yêu cầu của quá trình Xác định nhu cầu công việc, Lập kế
hoạch, Lập lịch trình, Thực thi và Theo dõi. Bằng cách này, quá trình
được quản lý dẫn đến kết quả trình độ thế giới. Trình tự lôgic này được
lặp lại ở mỗi cấp quản lý trong tổ chức. Tại nhà máy hoặc cấp công ty,
sự quản lý là sự xác định mức chịu trách nhiệm cho các chỉ số bảo dưỡng
nhà máy, bao gồm cả quá trình và kết quả hoạt động.
Xem tiếp phần cuối.
Thanh Sơn biên dịch từ tài liệu của Ivara
Nhận xét
Đăng nhận xét
Các bạn có câu hỏi gì, cứ mạnh dạn trao đổi nhé, baoduongcokhi sẵn sàng giải đáp trong khả năng của mình.