Bài viết này tập trung vào việc xác định chỉ số KPI
theo dõi hiệu quả hoạt động cho các chức năng bảo dưỡng, chứ không phải
là sự tổ chức cho hệ thống bảo dưỡng.
Chức năng bảo
dưỡng có thể liên quan đến các đơn vị khác nằm ngoài tổ chức bảo dưỡng.
Tương tự, bộ phận bảo dưỡng đã được thêm vào trách nhiệm vượt ra ngoài
chức năng bảo dưỡng. Và như vậy, sẽ có thêm chỉ số KPI theo dõi hoạt
động bổ sung để báo cáo. Các chỉ số KPI theo dõi hoạt động cho đơn vị
bảo dưỡng có thể bao gồm các chỉ số KPI cho các lĩnh vực khác như hoạt
động an toàn sức khỏe, quản lý nhân viên, đào tạo và phát triển, v.v…
Tiến trình độ tin cậy của các tài sản
Việc
quản lý sự hoạt động của các tài sản hữu hình là không thể thiếu để
kinh doanh thành công. Những gì chúng ta quản lý là quá trình kinh doanh
cần thiết để tạo ra kết quả. Một trong những quá trình kinh doanh đó là
trách nhiệm duy trì độ tin cậy tài sản hữu hình. Tiến trình độ tin cậy
của tài sản được thể hiện trong hình 3. Nó là một phần của một quá trình
kinh doanh lớn hơn rất nhiều trong trách nhiệm quản lý toàn bộ doanh
nghiệp.
Một
tiến trình chủ động độ tin cậy của tài sản được biểu diễn bởi bảy thành
phần trong mô hình trên nhằm vào hiệu quả hoạt động yêu cầu của doanh
nghiệp, đáp ứng tất cả các mục tiêu doanh nghiệp. Dưới đây sẽ mô tả ngắn
gọn từng thành phần như sau:
Tập trung vào kinh doanh,
thể hiện ở hộp màu xanh lá cây bên trái, tập trung vào việc duy trì độ
tin cậy tài sản hữu hình dựa trên các mục tiêu kinh doanh của công ty.
Đánh giá các khả năng đóng góp của các tài sản chính cho mục tiêu của
doanh nghiệp. Cần xác định các tài sản quan trọng đóng góp lớn nhất cho
nhà máy và mục tiêu hiệu quả cụ thể.
Xác định nhu cầu công việc,
như một quá trình, dựa trên cơ sở kỹ thuật để tạo ra chương trình độ
tin cậy của tài sản. Chương trình xác định hoạt động và kiểm soát các
kiểu hư hỏng tác động đến khả năng của thiết bị để thực hiện chức năng
xác định ở mức độ hiệu quả yêu cầu. Các hoạt động được đánh giá để xem
với giá trị của chúng thì có cần phải làm dựa trên hậu quả của các hư
hỏng.
Lập kế hoạch: phát triển các quy trình và
phiếu yêu cầu công việc cho các hoạt động công việc. Các thủ tục xác
định các yêu cầu nguồn lực, phòng ngừa an toàn và các hướng dẫn cho công
việc đặc biệt để thực thi công việc.
Lên lịch trình (tiến độ):
đánh giá sự sẵn sàng của tất cả các nguồn lực cần thiết cho công việc
trong một khung thời gian xác định. Thông thường các công việc này đòi
hỏi các thiết bị phải ngừng hoạt động. Cũng cần phải xem xét lại lịch
trình sản xuất. Nguồn lực phải được gắn vào một lịch trình công việc cụ
thể. Việc sử dụng các nguồn lực là cân bằng đầu ra.
Trong quá trình thực thi, nhân sự cần thiết phải qua đào tạo, sử dụng nhân sự có khả năng thực hiện công việc.
Quá trình theo dõi
cập nhật đáp ứng với các thông tin được thu thập trong quá trình thực
hiện. Công việc đã hoàn thành sẽ ghi lại ý kiến những gì đã làm và những
gì đã được phát hiện ra. Thời gian và nhân lực thực tế để hoàn thành
công việc được ghi chép lại. Tình trạng công việc được cập nhật là đã
hoàn thành hoặc không hoàn thành. Các công việc yêu cầu sửa chữa, được
tạo ra từ việc phân tích dữ liệu kiểm tra. Các yêu cầu về thay đổi bản
vẽ và quy trình.
Quá trình phân tích sự hoạt động
đánh giá hiệu quả hoạt động của chương trình bảo dưỡng. Cần xác định
khoảng cách giữa quá trình hoạt động thực tế và hoạt động yêu cầu. Dữ
liệu bảo dưỡng trước đó được so với quá trình hoạt động hiện hành. Chi
phí hoạt động bảo dưỡng cần được xem xét. Nếu khoảng cách trên là đáng
kể thì được giải quyết bằng việc xem xét lại các chức năng xác định nhu
cầu công việc.
Mỗi thành phần trên là quan trọng để
cung cấp một chiến lược bảo dưỡng có hiệu quả. Bỏ sót bất kỳ thành phần
nào cũng sẽ dẫn đến hiệu quả hoạt động thiết bị thấp, tăng chi phí bảo
dưỡng hoặc cả hai.
Ví dụ, sự xác định nhu cầu công việc
có hệ thống sẽ xác định đúng công việc sẽ được thực hiện ở thời gian
hợp lý. Nếu xác định nhu cầu công việc không hợp lý, nguồn lực cho bảo
dưỡng có thể bị lãng phí. Công việc không cần thiết hoặc không chính xác
sẽ được lập kế hoạch. Một khi được thực thi, công việc này có thể không
đạt được các kết quả thực hiện mong muốn, mặc dù chi phí bảo dưỡng là
đáng kể. Nếu không có sự lập kế hoạch chính xác thì thực hiện công việc
hiệu quả chỉ là còn là cơ hội. Quá Trình Bảo Dưỡng Được Lập Kế Hoạch là
một chu kỳ. Công việc bảo dưỡng được đặt mục tiêu để đạt được yêu cầu về
hiệu quả hoạt động của tài sản. Hiệu quả của nó được xem xét và các cơ
hội cải tiến được xác định. Điều này đảm bảo sự cải tiến liên tục trong
quá trình hoạt động bị tác động bởi bảo dưỡng.
Trong
tiến trình bảo dưỡng có kế hoạch tồn tại bên trong hai vòng lặp. Lập kế
hoạch, lên lịch trình, thực thi và theo dõi tạo thành vòng lặp đầu tiên.
Một khi các hoạt động bảo dưỡng được xác định ban đầu, một chương trình
bảo dưỡng tài sản, dựa trên kiến thức hiện tại và các yêu cầu, được bắt
đầu. Các hoạt động bảo dưỡng được chọn sẽ được ban hành ở tần suất được
thiết kế và giới hạn bảo dưỡng. Quá trình này là tự duy trì.
Vòng
lặp thứ hai bao gồm thành phần Xác định nhu cầu công việc và phân tích
hiệu quả. Đây là vòng lặp cải tiến liên tục. Hiệu quả hoạt động thực tế
của tài sản được bám sát hiệu quả hoạt động được yêu cầu (xác định theo
đòi hỏi kinh doanh). Xác định khoảng cách giữa hoạt động thực tế và yêu
cầu. Đưa ra các nguyên nhân tạo ra khoảng cách đo và đề nghị các hành
động khắc phục.
(Hết p2)
Thanh Sơn biên dịch từ tài liệu của Ivara
Nhận xét
Đăng nhận xét
Các bạn có câu hỏi gì, cứ mạnh dạn trao đổi nhé, baoduongcokhi sẵn sàng giải đáp trong khả năng của mình.