Ngày 30/11, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Tổng công ty Phân bón và Hóa
chất Dầu khí (PVFCCo) đã tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quản lý,
vận hành và bảo dưỡng giữa các nhà máy.
Đây là lần đầu tiên hội thảo được tổ chức giữa các nhà máy sản xuất hóa chất, phân đạm, chế biến dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) như Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nhà máy sản xuất Xơ sợi Polyester Đình Vũ và các nhà máy thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) như Nhà máy Đạm Hà Bắc, Nhà máy Đạm Ninh Bình.
Đoàn chủ trì Hội thảo với chuyên đề công tác tổ chức, quản lý, vận hành các Nhà máy; các trường hợp điển hình về xử lý sự cố; các khó khăn vướng mắc về công nghệ.
Tham dự hội thảo, về phía PVN có bà Nguyễn Hoàng Yến, Trưởng Ban Chế biến Dầu khí, ông Lê Hồng Thái, Trưởng Ban An toàn Sức khoẻ môi trường cùng lãnh đạo các phòng ban chuyên môn của Tập đoàn. Về phía PVFCCo có Tổng giám đốc Cao Hoài Dương cùng các thành viên trong Ban Tổng giám đốc và cán bộ làm công tác kỹ thuật tại các đơn vị. Về phía lãnh đạo các đơn vị tham gia có các ông Phạm Đăng Nam, Phó chủ tịch HĐQT Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, ông Lê Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau, ông Đỗ Quốc Hội, Tổng Giám đốc Công ty Đạm Ninh Bình...
Chủ đề trọng tâm của cuộc hội thảo là các vấn đề liên quan đến “Công tác tổ chức, quản lý, vận hành các Nhà máy”, “Công tác bảo dưỡng các Nhà máy”; Các trường hợp điển hình về xử lý sự cố thành công và chia sẻ một số khó khăn vướng mắc về kỹ thuật, công nghệ.
Tổng giám đốc PVFCCo Cao Hoài Dương phát biểu tại hội thảo
Ông Từ Cường – Phó tổng giám đốc PVFCCo kiêm Giám đốc Nhà máy Đạm Phú Mỹ chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn.
Phát biểu trong phiên khai mạc, ông Từ Cường, Phó tổng giám đốc PVFCCo kiêm Giám đốc Nhà máy Đạm Phú Mỹ – Trưởng Ban tổ chức hội thảo, đã cho rằng trong những năm qua, mỗi nhà máy đã đạt những thành tích nhất định nhưng cũng còn không ít những khó khăn, thách thức trong việc điều hành sản xuất kinh doanh.
Và với nhà quản lý, đó là thách thức đưa đơn vị mình vững vàng vượt qua khó khăn, tận dụng các cơ hội mới và xây dựng nền móng vững chắc để phát triển. Và với những người đang chia lửa cùng lãnh đạo, đó là thách thức của sự sáng tạo, bền bỉ và hiệu quả trong mỗi công việc, mỗi sản phẩm và sự tận tâm với mỗi khách hàng, đối tác.
“Hội thảo được tổ chức với mong muốn chia sẻ các kinh nghiệm trong quá trình quản lý, vận hành và bảo dưỡng, sửa chữa giữa các Nhà máy, đồng thời có thể phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn nội lực về quản lý kỹ thuật công nghệ của các đơn vị, góp phần đưa các đơn vị cùng nhau đi tới những thành công mới. Hy vọng rằng hội thảo sẽ mang lại những thông tin bổ ích, thêm những kiến thức, kinh nghiệm mới trong công tác kỹ thuật công nghệ và kết phối hợp hiệu quả sau này giữa các nhà máy”, Phó tổng giám đốc PVFCCo Từ Cường nhấn mạnh.
Hội thảo được tổ chức với mong muốn chia sẻ các kinh nghiệm trong quá trình quản lý, vận hành và bảo dưỡng, sửa chữa giữa các Nhà máy
Đã có 13 tham luận tiêu biểu xuất phát từ đặc thù của các nhà máy đã được trình bày sinh động, thảo luận sôi nổi tại hội thảo, điển hình như: “Cải tiến hệ thống MMU nâng cao chất lượng sản phẩm và các cải tiến nồi hơi, bồn chức NH3 tại Nhà máy Đạm Cà Mau”, “Sự cố nhiễm Ammonia vào hệ thống Nitow và hệ thống dầu máy nén”; “Công tác vận hành, chạy thử Nhà máy Đạm Ninh Bình”; “Công tác bảo dưỡng và Hiện tượng nhiệt độ và di trục tăng cao máy nén CO2 tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ”; “Kinh nghiệm tổ chức bảo dưỡng sửa chữa và đảm bảo độ tin cậy vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất”, “Các định hướng trong công tác xây dựng đội ngũ vận hành, bảo dưỡng tại Nhà máy Xơ sợi Polyester Đình Vũ”; “Hiện tượng di trục tăng dần ở máy nén CO2 tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ”…
Bà Nguyễn Hoàng Yến, Trưởng Ban Chế biến cho rằng những tham luận, thông tin trao đổi tại hội thảo là rất bổ ích, lý thú và mong rằng trong tương lai hội thảo sẽ được tổ chức thường xuyên và hiện thực hóa các hợp tác, hỗ trợ, trao đổi lẫn nhau giữa các nhà máy về thông tin dữ liệu, nhân lực, vật tư, quản lý vận hành. Điều đó đòi hỏi sự đồng thuận và quyết tâm cao của lãnh đạo các nhà máy trong thời gian tới.
Hội thảo sẽ diễn ra luân phiên 2 năm/lần với đơn vị đăng cai năm 2014 là Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn
Phát biểu trong phiên bế mạc hội thảo, Tổng giám đốc PVFCCo Cao Hoài Dương đã khẳng định đây là khởi đầu cho những hợp tác tốt đẹp giữa các nhà máy sản xuất phân đạm, chế biến dầu khí trong thời gian tới nhằm tạo ra một sân chơi lành mạnh và hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các nhà máy để tất cả cùng có lợi, tất cả cùng mạnh, cùng phát triển. Ngay sau hội thảo này, ban lãnh đạo PVFCCo sẽ thảo luận nhằm tiến tới việc ký kết thỏa thuận nguyên tắc hợp tác giữa PVFCCo với các đơn vị để tăng cường chia sẻ về nguồn lực, trao đổi về công tác quản lý, vận hành, bảo dưỡng, hợp tác thương mại giữa các nhà máy…
“Hy vọng hội thảo sẽ mang đến cho chúng ta kênh liên lạc, phối hợp thật chặt chẽ trong công tác kỹ thuật công nghệ và sẽ tiếp nối những thành công ấy trong hội thảo luân phiên (2 năm/lần) vào năm 2014 với đơn vị đăng cai là Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn”, Tổng giám đốc Cao Hoài Dương nói.
Đây là lần đầu tiên hội thảo được tổ chức giữa các nhà máy sản xuất hóa chất, phân đạm, chế biến dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) như Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nhà máy sản xuất Xơ sợi Polyester Đình Vũ và các nhà máy thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) như Nhà máy Đạm Hà Bắc, Nhà máy Đạm Ninh Bình.
Đoàn chủ trì Hội thảo với chuyên đề công tác tổ chức, quản lý, vận hành các Nhà máy; các trường hợp điển hình về xử lý sự cố; các khó khăn vướng mắc về công nghệ.
Tham dự hội thảo, về phía PVN có bà Nguyễn Hoàng Yến, Trưởng Ban Chế biến Dầu khí, ông Lê Hồng Thái, Trưởng Ban An toàn Sức khoẻ môi trường cùng lãnh đạo các phòng ban chuyên môn của Tập đoàn. Về phía PVFCCo có Tổng giám đốc Cao Hoài Dương cùng các thành viên trong Ban Tổng giám đốc và cán bộ làm công tác kỹ thuật tại các đơn vị. Về phía lãnh đạo các đơn vị tham gia có các ông Phạm Đăng Nam, Phó chủ tịch HĐQT Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, ông Lê Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau, ông Đỗ Quốc Hội, Tổng Giám đốc Công ty Đạm Ninh Bình...
Chủ đề trọng tâm của cuộc hội thảo là các vấn đề liên quan đến “Công tác tổ chức, quản lý, vận hành các Nhà máy”, “Công tác bảo dưỡng các Nhà máy”; Các trường hợp điển hình về xử lý sự cố thành công và chia sẻ một số khó khăn vướng mắc về kỹ thuật, công nghệ.
Tổng giám đốc PVFCCo Cao Hoài Dương phát biểu tại hội thảo
Ông Từ Cường – Phó tổng giám đốc PVFCCo kiêm Giám đốc Nhà máy Đạm Phú Mỹ chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn.
Phát biểu trong phiên khai mạc, ông Từ Cường, Phó tổng giám đốc PVFCCo kiêm Giám đốc Nhà máy Đạm Phú Mỹ – Trưởng Ban tổ chức hội thảo, đã cho rằng trong những năm qua, mỗi nhà máy đã đạt những thành tích nhất định nhưng cũng còn không ít những khó khăn, thách thức trong việc điều hành sản xuất kinh doanh.
Và với nhà quản lý, đó là thách thức đưa đơn vị mình vững vàng vượt qua khó khăn, tận dụng các cơ hội mới và xây dựng nền móng vững chắc để phát triển. Và với những người đang chia lửa cùng lãnh đạo, đó là thách thức của sự sáng tạo, bền bỉ và hiệu quả trong mỗi công việc, mỗi sản phẩm và sự tận tâm với mỗi khách hàng, đối tác.
“Hội thảo được tổ chức với mong muốn chia sẻ các kinh nghiệm trong quá trình quản lý, vận hành và bảo dưỡng, sửa chữa giữa các Nhà máy, đồng thời có thể phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn nội lực về quản lý kỹ thuật công nghệ của các đơn vị, góp phần đưa các đơn vị cùng nhau đi tới những thành công mới. Hy vọng rằng hội thảo sẽ mang lại những thông tin bổ ích, thêm những kiến thức, kinh nghiệm mới trong công tác kỹ thuật công nghệ và kết phối hợp hiệu quả sau này giữa các nhà máy”, Phó tổng giám đốc PVFCCo Từ Cường nhấn mạnh.
Hội thảo được tổ chức với mong muốn chia sẻ các kinh nghiệm trong quá trình quản lý, vận hành và bảo dưỡng, sửa chữa giữa các Nhà máy
Đã có 13 tham luận tiêu biểu xuất phát từ đặc thù của các nhà máy đã được trình bày sinh động, thảo luận sôi nổi tại hội thảo, điển hình như: “Cải tiến hệ thống MMU nâng cao chất lượng sản phẩm và các cải tiến nồi hơi, bồn chức NH3 tại Nhà máy Đạm Cà Mau”, “Sự cố nhiễm Ammonia vào hệ thống Nitow và hệ thống dầu máy nén”; “Công tác vận hành, chạy thử Nhà máy Đạm Ninh Bình”; “Công tác bảo dưỡng và Hiện tượng nhiệt độ và di trục tăng cao máy nén CO2 tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ”; “Kinh nghiệm tổ chức bảo dưỡng sửa chữa và đảm bảo độ tin cậy vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất”, “Các định hướng trong công tác xây dựng đội ngũ vận hành, bảo dưỡng tại Nhà máy Xơ sợi Polyester Đình Vũ”; “Hiện tượng di trục tăng dần ở máy nén CO2 tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ”…
Bà Nguyễn Hoàng Yến, Trưởng Ban Chế biến cho rằng những tham luận, thông tin trao đổi tại hội thảo là rất bổ ích, lý thú và mong rằng trong tương lai hội thảo sẽ được tổ chức thường xuyên và hiện thực hóa các hợp tác, hỗ trợ, trao đổi lẫn nhau giữa các nhà máy về thông tin dữ liệu, nhân lực, vật tư, quản lý vận hành. Điều đó đòi hỏi sự đồng thuận và quyết tâm cao của lãnh đạo các nhà máy trong thời gian tới.
Hội thảo sẽ diễn ra luân phiên 2 năm/lần với đơn vị đăng cai năm 2014 là Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn
Phát biểu trong phiên bế mạc hội thảo, Tổng giám đốc PVFCCo Cao Hoài Dương đã khẳng định đây là khởi đầu cho những hợp tác tốt đẹp giữa các nhà máy sản xuất phân đạm, chế biến dầu khí trong thời gian tới nhằm tạo ra một sân chơi lành mạnh và hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các nhà máy để tất cả cùng có lợi, tất cả cùng mạnh, cùng phát triển. Ngay sau hội thảo này, ban lãnh đạo PVFCCo sẽ thảo luận nhằm tiến tới việc ký kết thỏa thuận nguyên tắc hợp tác giữa PVFCCo với các đơn vị để tăng cường chia sẻ về nguồn lực, trao đổi về công tác quản lý, vận hành, bảo dưỡng, hợp tác thương mại giữa các nhà máy…
“Hy vọng hội thảo sẽ mang đến cho chúng ta kênh liên lạc, phối hợp thật chặt chẽ trong công tác kỹ thuật công nghệ và sẽ tiếp nối những thành công ấy trong hội thảo luân phiên (2 năm/lần) vào năm 2014 với đơn vị đăng cai là Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn”, Tổng giám đốc Cao Hoài Dương nói.
Theo Petrotimes
Nhận xét
Đăng nhận xét
Các bạn có câu hỏi gì, cứ mạnh dạn trao đổi nhé, baoduongcokhi sẵn sàng giải đáp trong khả năng của mình.