Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2012

Cách đọc các thông số vòng bi

Khi có nhu cầu sử dụng vòng bi thì bạn cần phải biết được thông số kỹ thuật vòng bi đó như thế nào hay ý nghĩa mã hiệu và các tham số của vòng bi . Dưới đây là hướng dẫn để đọc thông số đó.    Số vòng bi là một dãy các chữ cái và con số mà ở đó cho biết các thông tin về: kiểu vòng bi, kích thước bao, kích thước, độ chính xác, độ hở bên trong và các thông số kỹ thuật liên quan khác. Chúng bao gồm các con số và các ký hiệu bổ sung. Theo TCVN 3776-83 số vòng bi được hiểu như sau : Ổ bi được kí hiệu bằng các con số. Hai số cuối biểu thị đường kính trong của ổ từ 20 đến 495 mm, các con số này bằng 1/5 kích thước thật của ổ bi, các ổ có đường kính trong từ 10 đến 20 mm có ki hiệu 00 (10 mm), 01 (12 mm), 02 (15 mm), 03 (17 mm). Ví dụ: Ổ có ghi 150212 có nghĩa là: ổ bi 1 dãy (0), có vòng che bên ngoài (5), loại chịu tải nhẹ (2), chiều rộng bình thường (1), đường kính trong 60 mm (12×5). Ngoài ra bạn có thể đọc các kí hiệu từ cuốn tài liệu Chi tiết máy tập 2 ...

Lean Manufacturing (Sản xuất tinh gọn) là gì?

Lean Manufacturing thường được biết đơn giản là “Lean”, là cách sản xuất hàng hóa tối ưu thông qua việc loại bỏ các hao phí và thực hiện luồng, ngược lại với việc tạo ra lô và hàng đợi. Lean Manufacturing là một phương pháp quản lý quá trình phổ biến xuất phát chủ yếu từ Toyota Production  System (TPS). TPS nổi tiếng về việc tập trung triệt tiêu bảy hao phí, theoToyota, nhằm làm tăng toàn bộ giá trị khách hàng (mặc dù Lean và TPS có quan điểm khác nhau về cách thực hiện việc này). Sự tăng trưởng vững chắc của Toyota, từ một công ty nhỏ đến nhà sản xuất ôtô hang đầu thế giới  là nhờ đã tập trung sự chú ý vào cách việc thực hiện điều này. Trong khi việc loại bỏ các hao phí có vẻ rõ ràng và đơn giản, cần chú ý rằng sự hao phí thường rất khó nhận biết vì tính bảo thủ của người thực hiện. Điều này làm giảm rõ rệt tiềm năng của một mục tiêu quan trọng nhưng đơn giản như vậy. Việc loại bỏ hao phí là mục đích của Lean, và Toyota gọi ba kiểu hao phí là muda , muri và...

Tính ưu việt của công nghệ mài siêu âm

Trong công nghiệp, để gia công tinh các chi tiết làm bằng vật liệu cứng và giòn người ta dùng phương pháp mài siêu âm hoặc mài nghiền siêu âm. Hai phương pháp này có tầm quan trọng rất lớn vì không có phương pháp gia công nào khác có năng suất cao có thể chấp nhận được. Đây là hai phương pháp gia công lai. Chúng kết hợp giữa phương pháp gia công truyền thống là mài, mài nghiền với siêu âm. Phương pháp mài siêu âm có thể được xem là một phát triển của mài nghiền siêu âm khi sử dụng dụng cụ cắt quay tròn. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu sơ lược về phương pháp mài siêu âm.Khi mài siêu âm, dao động với tần số siêu âm được đưa vào khu vực gia công giữa dụng cụ cắt (đá mài) và chi tiết gia công. Dao động này có thể được truyền cho đá mài hoặc cho chi tiết gia công. Thông thường, khi kích thước và trọng lượng của đá lớn, không cho phép vận hành với một dao động siêu âm có tần số dao động cao và biên độ bé thì người ta lựa chọn phương án truyền dao động siêu âm cho chi tiết gia c...

Vệ sinh rô to của tuabin bằng bắn khí khô CO2

Vệ sinh rô to của tuabin bằng khí khô, giải pháp mới trong vệ sinh máy. Giải pháp mới trong kỹ thuật vệ sinh máy của máy móc trong các nhà máy sản xuất lớn bằng phương pháp “Dry ice cleaning” hay “cryogenic cleaning”. Giải pháp mới trong kỹ thuật vệ sinh máy của máy móc trong các nhà máy sản xuất lớn bằng phương pháp "Dry ice cleaning" hay "cryogenic cleaning". Ưu điểm so với phương pháp cũ (phun cát, rửa nước cao áp và chất tẩy rửa hóa học: sandblasting, pressure washing and chemical solvents): 1. Giảm thời gian ngừng máy do vệ sinh 2. Nhanh hơn và sạch triệt để 3. Loại bỏ việc gây hư hỏng thiết bị 4. Giảm hoặc loại bỏ các chất dung môi 5. Cắt giảm chất thải xử lý 6. Tăng cường an toàn Chất lạnh được dùng là CO2 thể rắn Xem thêm http://en.wikipedia.org/wiki/Dry_ice_blasting The International Conference on Dry Ice Blasting - has been held annually since 2002 in Berlin, Germany Blasting with Solid CO2 Flyer, from the Fraunhofer Institute ...

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm vận hành, bảo dưỡng nhà máy

Ngày 30/11, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quản lý, vận hành và bảo dưỡng giữa các nhà máy. Đây là lần đầu tiên hội thảo được tổ chức giữa các nhà máy sản xuất hóa chất, phân đạm, chế biến dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) như Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nhà máy sản xuất Xơ sợi Polyester Đình Vũ và các nhà máy thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) như Nhà máy Đạm Hà Bắc, Nhà máy Đạm Ninh Bình. Đoàn chủ trì Hội thảo với chuyên đề công tác tổ chức, quản lý, vận hành các Nhà máy; các trường hợp điển hình về xử lý sự cố; các khó khăn vướng mắc về công nghệ. Tham dự hội thảo, về phía PVN có bà Nguyễn Hoàng Yến, Trưởng Ban Chế biến Dầu khí, ông Lê Hồng Thái, Trưởng Ban An toàn Sức khoẻ môi trường cùng lãnh đạo các phòng ban chuyên môn của Tập đoàn. Về phía PVFCCo có Tổng giám đốc Cao Hoài Dương cùng các thành viên trong Ban Tổng giám đố...

Nghe Podcast Bảo Dưỡng Cơ Khí