Độ cứng là một chỉ tiêu chất lượng bề mặt rất quan trọng, nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới độ bền chi tiết. Khi độ cứng kém, chi tiết sẽ mau mòn, dễ biến dạng và do đó độ chính xác giảm sút nhanh chóng sau thời gian làm việc.
Việc kiểm tra chỉ tiêu độ cứng bề mặt được tiến hành theo các phương pháp khác nhau tuỳ theo độ cứng của vật liệu.
Phương pháp xác định độ cứng kim loại bằng tải trọng tĩnh là phương pháp đo tiêu chuẩn và thường dùng nhất.
Nguyên tắc của phương pháp là áp lực P xác định được tăng từ từ cho mũi thử, một mũi thử bằng vật liệu chọn trước, có hình dáng và kích thước nhất định, có thể xâm nhập vào bề mặt của vật liệu thử tuỳ thuộc vào độ cứng của nó một chiều sâu tương ứng.
Như vậy, thực chất của việc đo độ cứng vật liệu là đo chuyển vị thẳng của mũi thử khi ấn nó vào vật liệu thử dưới áp lực cho trước. Vật liệu cần đo thông qua mũi đâm làm bằng vật liệu cứng hầu như không chịu biến dạng dẻo sẽ để lại trên bề mặt một vết lõm; vết lõm càng to hoặc càng sâu thì độ cứng càng thấp và ngược lại. Vậy độ cứng là khả năng chống lại biến dạng dẻo cục bộ của vật liệu thông qua mũi đâm. Độ cứng có những đăc điểm sau:
• Độ cứng chỉ biểu thị tính chất của bề mặt mà không biểu thị chung cho toàn sản phẩm một khi vật liệu có cấu trúc không đồng nhất.
• Độ cứng biểu thị khả năng chống mài mòn của vật liệu, độ cứng càng cao tính chống mài mòn càng tốt.
• Đo độ cứng khá đơn giản
ç Mẫu thử nói chung là nhỏ và đơn giản, trong nhiều trường hợp không cần làm mẫu, có thể thử ngay trên sản phẩm.
ç Nhanh (thời gian chỉ vài chục giây, thậm chí ngắn hơn).
ç Không phá huỷ.
ç Có thể thực hiện trên vật mỏng.
ç Thiết bị thử nhỏ gọn.
Có hai loại độ cứng: thô đại và tế vi. Khi đo độ cứng tế vi nggười ta phải dùng mũi đâm bé và đặc biệt là tải trọng nhỏ tác dụng vào từng hạt, thậm chí từng pha riêng rẽ với sự giúp đỡ của kính hiển vi quang học.
Các phương pháp đo độ cứng:
Tuỳ theo hình dạng mũi thử người ta có các công thức tính khác nhau và các chỉ tiêu tính độ cứng khác nhau.
Phương pháp đo độ cứng Brinell.
Phương pháp đo độ cứng Rockwell.
Phương pháp đo độ cứng Vickers.
Bảng chuyển đổi đơn vị đo độ cứng
http://www.gordonengland.co.uk/hardness/hardness_conversion_1c.htm
TABLES and CHARTS:
Hardness Conversion Table (colour version - may take time to load)
Hardness Conversion Table (non-colour version)
Hardness Conversion Chart (1)
Hardness Conversion Chart (2)
Chart of Brinell, Vickers and Ultimate Tensile Strength Equivalents (1)
Chart of Brinell, Vickers and Ultimate Tensile Strength Equivalents (2)
Hardness Conversion Table related to Rockwell C Hardness Scale (hard materials) (colour)
Hardness Conversion Table related to Rockwell C Hardness Scale (hard materials) (non-colour)
Hardness Conversion Chart related to Rockwell C Hardness Scales (hard materials)
Estimated Hardness Equivalent Chart related to Rockwell C and Vickers (hard materials)
Hardness Conversion Table related to Rockwell B Hardness Scale (soft metals) (colour)
Hardness Conversion Table related to Rockwell B Hardness Scale (soft metals) (non-colour)
Hardness Conversion Chart related to Rockwell B Hardness Scale (soft metals)
Table of Minimum Test Piece Thickness for Rockwell Hardness Testing using Ball Indenters
Table of Minimum Test Piece Thickness for Rockwell Hardness Testing using Diamond Indenters
HV, MPa and GPa Conversion Calculator
http://www.efunda.com/units/hardness/convert_hardness.cfm?HD=HRC&Cat=Steel#ConvInto
Tải bảng tra
Sư tầm trên Meslab.org
www.baoduongcokhi.com
Nhận xét
Đăng nhận xét
Các bạn có câu hỏi gì, cứ mạnh dạn trao đổi nhé, baoduongcokhi sẵn sàng giải đáp trong khả năng của mình.