Tóm tắt
Phần này trình bày về cấu tạo và phân loại bơm cánh quạtCẤU TẠO, PHÂN LOẠI BƠM CÁNH QUẠT
Bơm
cánh quạt do có tính kinh tế cao, an toàn, tiện lợi trong vận
hành, kích thước nhỏ và giá thành tương đối thấp, do vậy nó
được sử dụng nhiều trong cuộc sống của xã hội hiện đại nói
chung và cho tưới tiêu, nói riêng. Phân loại bơm cánh quạt như
sau:
Phân loại theo hình dạng BXCT: bơm li tâm, bơm hướng trục, bơm hướng chéo;
Phân loại theo việc đặt trục: bơm trục ngang, bơm trục đứng, bơm trục xiên;
Phân loại theo số lượng BXCT trên 1 trục: bơm một cấp, bơm đa cấp;
Phân
loại theo cột nước: Bơm cột nước thấp ( H < 20 m ), bơm cột
nước trung bình (H = 20 ... 60 m ), bơm cột nước cao ( H > 60 m
);
Phân theo loại chất lỏng
cần bơm và công dụng: bơm nước có hàm lương hạt rắn nhỏ và
hỗn hợp chất xâm thực hóa học ít, nhiệt độ nhỏ hơn 1000C; bơm
chất lỏng chứa nhiều bùn cát và đất hạt cứng; bơm nước bẩn;
bơm chất lỏng hóa học; bơm giếng khoan.
MÁY BƠM LI TÂM
Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của bơm ly tâm
Hình 2 - 1. Bơm một BXCT, trục ngang.
Chúng
ta nghiên cứu sơ đồ bơm 1 BXCT để từ đó nắm các bộ phận chính
và nguyên lý hoạt động chung của bơm ly tâm. Các bộ phận chính
của bơm li tâm gồm: BXCT 1 được nối với trục 2. BXCT gồm những
cánh cong gắn vào đĩa đặt trong buồng xoắn 3. Chất lỏng được
dẫn vào máy bơm theo ống hút 4, đầu ống hút có van ngược 6 để
giữ nước khi bơm ngừng làm việc và có lưới 5 ngăn rác vào
bơm. Nước sau khi qua bơm sẽ được đẩy theo ống đẩy 7 lên bể trên.
Để làm BXCT quay, trục bơm được nối với trục động cơ . Ở phần
tiếp giáp giữa trục với vỏ bơm ta đặt vòng đệm chống rò 8
để chống rò nước và chống không khí vào ống hút. Lắp thiết
bị đo chân không B và áp kế M và và lỗ mồi nước 9, van điều
tiết 10 đặt trên ống đẩy để điều chỉnh lưu lượng và ngắt máy
bơm khỏi tuyến ống đẩy. Ngoài ra trên ống đẩy thường đặt van
ngược để tự động ngăn không cho nước chảy ngược từ ống đẩy về
lại bơm. Trước khi khởi động bơm li tâm, cần đổ đầy nước trong
ống hút và buồng công tác (mồi nước).
Sau
khi toàn bộ máy bơm , bao gồm ống hút đã tích đầy nước (hoặc chất lỏng) ta mở máy động cơ để truyền mô men quay cho
BXCT. Các phần tử chất lỏng dưới tác dụng của lực li tâm sẽ
được dịch chuyển từ cửa vào đến cửa ra của bơm và theo ống
đẩy lên bể trên (bể tháo), còn trong ống hút nước được hút
vào BXCT nhờ tạo chân không.
Các loại máy bơm li tâm
Bơm công xôn (bơm 1 cấp)
( Hình 2 - 2 ):
Hình 2- 2. Cấu tạo bơm li tâm công xôn trục ngang.
1,6-
chụp ống hút và ống đẩy; 2,3,17- vòng chống lần lượt: vòng
làm chặt, vòng bảo vệ, vòng kín nước; 4- BXCT; 5- nút mồi
nước; 7- vỏ máy với buồng xoắn; 8- giá góc; 9,14- ống lồng
bảo vệ và đẩy; 10- vật chèn; 11,18- bích động và vỏ của vật
chèn; 12- trục; 13-ổ trục bi cầu; 15- bệ tựa chứa hộp dầu; 16-
nửa khớp nối trục; 19- êcu; 20- nắp ép; 21- lỗ cân bằng áp
lực dọc trục.
Bơm li tâm công
xôn và bơm công xôn kiểu toàn khối dùng để bơm nước sạch hoặc
nước ít xâm thực, nhiệt độ bơm không vượt quá 850C. Lưu lượng
của các loại bơm này khoảng từ 4,5 ... 350 m3/ h, cột nước 9 ...
95 m, hiệu suất 45 ... 80%. Bơm và động cơ được nối với nhau
bằng khớp nối đàn hồi và tổ máy bơm được gắn trên một tấm
hoặc giá khung.Riêng loại bơm công xôn kiểu toàn khối ( Hình 2 - 3
) thì trục của bơm và động cơ là một và vỏ bơm nối bích với
vỏ động cơ thành một khối.
Trục
của bơm công xơn thường đặt ngang ( Hình 2 - 2 ). BXCT của bơm
làm bằng gang gồm hai đĩa để gắn cánh. Đĩa sau gắn với trục
thép 12. Ổ trục định hướng bi hình cầu 13 của trục được đặt
trong giá tựa gang 15 . Tải trọng dọc trục truyền từ bánh xe
công tác 4 lên trục 12 được giảm nhờ lỗ cân bằng áp lực 21 làm
tăng tuổi thọ của ổ 13. Vỏ gang 7 của bơm có rãnh xoắn bên
trong để dẫn nước sau khi ra khỏi BXCT đến đoạn hình nón khuếch
tán nối tiếp với ống đẩy. Để làm chặt vòng chống rò, giảm
rò nước qua các khe dùng bích động 11 để siết. Nút 5 dùng để
mồi nước trước khi khởi động máy bơm.
Nhược
điểm cơ bản của bơm công xôn là phải tháo đứng thân bơm. Khi
tháo bơm loại này phải tách bơm ra khỏi ống hút và ống đẩy.
Điều này làm tăng khối lượng công tác vận hành. Khi tháo và
lắp thiết bị bơm này khó đảm bảo độ chặt cần thiết của các
mối nối.
Hình 2 - 3. Cấu tạo bơm li tâm công xơn kiểu toàn khối.
1,6- nối ống hút, ống đẩy; 11,13- tấm bích và trục kéo dài của động cơ điện;
9-vòng bảo vệ; 12- động cơ điện; 15- lỗ cân bằng lực dọc trục.
Bơm li tâm hai cửa vào ( bơm song hướng )
( Hình 2-4 và 2 - 5 )
Hình 2 - 4. Nhìn ngoài bơm công xơn và Hình 2-5. Nhìn ngoài bơm song hướng
1- của hút vào; 2- cửa ra ( trục đứng ) 1- cửa vào; 2- cửa ra.
Bơm
li tâm hai cửa nước vào dùng để bơm nước tương đối sạch. Lưu
lượng cua bơm này từ 40 ... 12500 m3 / h, cột nước từ 8 ... 130 m,
hiệu suất từ 70 ... 90 %. Máy bơm có lưu lượng đến 1250 m3 / h
thường động cơ điện và máy bơm đặt chung trên một giá khung
chung. Khi lưu lượng lớn hơn 1250 m3 / h có thể phải đặt máy bơm
và động cơ điện trên các giá đỡ. riêng. Hình 2 - 6 trình bày
cấu tạo của bơm hai cửa trục ngang.
Hình 2- 6. Cấu tạo máy bơm hai cửa vào trục ngang.
Trục
máy bơm kiểu này thường đặt nằm ngang. Chất lỏng được bơm, sau
khi ra khỏi ống hút được phân thành hai dòng và tịnh tiến vào
tâm BXCT 11 từ hai phía, nghĩa là một BXCT làm việc như hai máy
bơm đơn. BXCT 11 gắn trên trục thép 14 có vòng lót bảo vệ 6 và
đai ốc 4. Trục 14 có chiều quay ngược chiều kim đồng hồ, nếu
nhìn từ phía truyền động. Ống hút nằm bên trái, ống đẩy phía
phải. Cả hai đoạn ống có phương nằm ngang và nằm dưới trục
bủa bơm. Ở cửa vào, BXCT 11 được đặt vòng làm chặt và bảo vệ
10 làm giảm nước rò và bảo vệ thân máy 18 và nắp 8 khỏi bị
mài mòn. Việc làm giảm nước rò từ máy bơm và ngăn ngừa cuốn
không khí từ ngoài vào nhờ các vòng bít
cộng
với nước có áp dẫn từ ống 7. Khối liền giữa thân máy 18 và
giá chìa 19 tạo chỗ tựa cho các ổ định hướng 1, 2 và 15. Ngăn
20 dẫn không khí làm nguội đến ổ 2, 15 với vòng bôi trơn. Lực
dọc do nước tác dụng đối xứng từ hai phía BXCT 11 do vậy bị
triệt tiêu lẫn nhau. Do vậy tải trọng hướng trục không lớn .
Các lực không cân bằng còn lại do ổ 1 chịu.
So
với bơm một cấp ( công xôn ) thì bơm hai cửa vào có nhiều ưu
điểm: cân bằng được lực dọc trục tác dụng lên trục, có hiệu
suất cao hơn, BXCT đặt ở giữa trục do đó có độ dịch hướng
kính nhỏ; có thể tháo thân bơm 21 mà không cần phải tách bơm
với ống hút ống đẩy, điều này làm giảm khối lượng công việc
bảo hành và sữa chữa. Vỏ 18, nắp 8 và BXCT 11 kàm bằng gang,
trục bơm bằng thép.
Bơm li tâm đa cấp
( Hình 2 - 7 ):
Hình 2- 7. Cấu tạo bơm li tâm đa cấp.
Bơm
li tâm đa cấp dùng để bơm chất lỏng có tạp chất cơ học kích
thước đến 0,1 mm với hàm lượng không quá 0,1 %. Bơm có từ 3 đến
11 BXCT ghép lại trên một trục và có thể tháo rời được. Chất
lỏng được bơm lần lượt qua các BXCT, nhờ vậy cột nước tăng
dần theo số lượng BXCT. Lưu lượng của bơm đa cấp từ 30 ... 350 m3
/ h, cột nước từ 25 ... 800 m, hiệu suất từ 60 ... 73 %. Hình 2 -
7 là bơm có 5 cấp . Chất lỏng từ ống hút được vào nắp vào
7, sau đó vào BXCT 16 của cấp thứ nhất, tiếp đến chảy qua cơ
cấu hướng 2 và kênh đặc biệt rồi vào phần vào của BXCT cấp
thứ hai, và cứ thế đến BXCT cấp cuối cùng. Cấu tạo của các
đoạn giống nhau trừ cấp cuối gắn với cửa ra nối ống đẩy.
Muốn thay đổi độ cao cột nước cần bơm ta thay đổi số lượng BXCT
lắp trên trục 17 và thanh nối 4. Lực dọc trục phát sinh khi
BXCT hoạt động hướng về bên trái và khá lớn. Do vậy cần để
giảm lực này ta dùng ngõng tựa thủy lực gắn trên trục 17; khi
chất lỏng từ cấp cuối cùng qua rãnh 19 vào ngăn của ngõng tựa
thủy lực 24 và ở đây tạo nên một áp lực lớn đẩy trục về bên
phải, lực dọc trục được giảm nhỏ. Ở một số máy bơm đa cấp
người ta còn dùng cách lắp số lượng BXCT chẵn và đối xứng để
cân bằng lực dọc trục do áp lực nước gây ra ở các cửa vào
các BXCT.
Nguyên lý hoạt động
của các bộ phận làm kín nước cũng tương tự như ở bơm công xôn
và bơm hai cửa vào. Các ổ trục hướng 10 được đỡ bởi gía đỡ
treo 11. Động cơ điện nối với BXCT qua khớp đàn hồi 9. Các chi
tiết của bơm làm bằng gang, thép các bon và thép không rỉ. Máy
bơm đa cấp có kích thước và khối lượng nhỏ. Nhược điểm chính
của nó là tháo lắp theo phương thẳng đứng gây phức tạp cho
việc sữa chữa và bảo hành; chất lỏng cần bơm phải tương đối
sạch và hiệu suất không cao.
Bơm li tâm loại lớn, trục đứng
( Hình 2 - 8 )
Hình 2 - 8. Cấu tạo bơm li tâm trục đứng .
Bơm
li tâm trục đứng dùng để bơm nước và các chất lỏng khác có
độ nhớt và chất hóa học tương tự nước và chứa thành phần
bùn cát có thành phần hạt kích thước đến 0,1 mm không quá 0,3
%, nhiệt độ đến 350C. Lưu lượng bơm từ 1 ... 35 m3 / s, cột nước
từ 15 ... 110 m, hiệu suất đến 90%.
Các
bộ phận bơm li tâm trục đứng tương tự như bơm công xơn. Các lực
thủy lực dọc trục từ BXCT và trọng lực từ phần quay do ổ đỡ
của động cơ điện trục đứng đặt ở trên máy bơm đảm nhận. Trục
13 của máy bơm được nối với trục động cơ 15. Khi trục dài hơn 3
m thì cần bố trí thêm ổ hướng để tránh cong vênh trục truyền
tổ máy. Ổ tựa của trục 13 là ổ trượt định hướng 11 với bạc
làm bằng gỗ ép và được bôi trơn bằng nước từ bơm cấp nước kỹ
thuật hoặc nước sạch đủ áp lực lấy từ rãnh giữa ổ 11 và
vòng bít 12. Trục 13 quay ngược chiều kim đồng hồ theo hướng
nhìn từ trên xuống. Nước được hút từ dưới lên vào BXCT.
MÁY BƠM HƯỚNG TRỤC.
Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của bơm hướng trục.
Hình 2 - 8*. Sơ đồ hoạt động của máy bơm hướng trục.
1,6-
thân máy bơm và cụm ổ trục ; 2- BXCT; 3- cánh của BXCT; 4-
trục; 5- cánh hướng dòng; 7,8- biểu đồ tốc độ dòng chảy v = f (
R ) sau cửa ra cánh hướng dòng và trước cửa vào BXCT; 9- phần
lưu tuyến.
Trong các máy bơm
hướng trục (Hình 2 - 8*) chất lỏng chảy qua phần chảy dọc
theo mặt hình trụ, trục quay của chất lỏng là trục quay. Trước
cửa vào BXCT 2 và trên cửa ra từ cánh hướng dòng 5 hướng của
dòng chảy trùng với hướng trục quay 4. Máy bơm trục được sản
xuất hai kiểu: cánh gắn cố định với bầu BXCT và kiểu cánh có
thể quay được quanh trục của chúng. Máy bơm hướng trục có thể
trục đứng và trục ngang. Kiểu trục ngang thường dùng với trạm
bơm nhỏ. Máy bơm hướng trục dùng để bơm nước có thành
phầnhạt lơ lửng kích thước đến 0,1 mm hàm lượng lớn hơn 0,3 %,
làm việc với nhiệt độ không lớn hơn 350C. Có thể đặt làm loại
bơm này có khả năng làm việc trong môi trường nhiệt độ cao hơn
và chịu được hàm lượng bùn cát lớn hơn quy định trên. Bơm
hướng trục là bơm có khả năng lưu lượng lớn, cột nước thấp,
hiệu suất cao.
Tổ máy bơm
hướng trục trục đứng gồm: bơm 2, động cơ điện 3, buồng dẫn
nước 1, ống đẩy 4, (xem hình vẽ Hình 2 - 9).
Hình 2 - 9. Các sơ đồ bố trí các bộ phận bơm hướng trục trục đứng.
Các bộ phận của bơm hướng trục.
Hình 2 - 10 là cấu tạo của bơm hướng trục kiểu cánh cố định
để mô tả các bộ phận cấu tạo bơm hướng trục và cách hoạt
động của nó. Nước từ nguồn qua vòng đặt 1 và phần hướng chảy
vòng 2 để vào cánh của BXCT 7. Áp lực thủy tĩnh trong máy
tăng lên, phát sinh vận tốc tiếp tuyến theo phía quay của BXCT.
Cơ cấu hướng 9 biến đổi vận tốc tiếp tuyến thành áp lực tỉnh
và hướng dòng chảy song song với trục bơm.. Sau đó nước chảy
qua doạn khuếch tán 14 vào đoạn cong 16, thường đoạn này quay
dòng chảy 600 rồi nối với ống đẩy.Trục 15 có hai ổ tựa kiểu
trượt 8 và 17 bạc bằng gỗ ép, bôi trơn bằng nước. Vòng chống
rò 18 có tác dụng ngăn nước rò từ máy bơm ra. Động cơ điện
quay ngược chiều kim đồng hồ, nhìn từ trên xuống.
Bơm
hương trục cánh quay khác với bơm cánh cố định là có kích
thước lớn hơn và bơm được lưu lượng lớn hơn. Cánh của BXCT quay
được quanh trục riêng của nó nhờ cơ cấu truyền động. Với BXCT
có đường kính đến 1,1 m thì thường dùng nguyên lý dẫn động
điện, còn đối với đường kính 1,85 ... 2,6 m dùng dẫn động điện
thủy lực để làm xoay góc cánh. Nhờ thế mà khi máy bơm làm
việc ở chế độ khác thiết kế máy bơm thay đổi góc đặt để đưa
bơm về trạng thái làm việc gần thiết kế, vùng hiệu suất cao
sẽ rộng.
Hình 2 - 10. Cấu tạo bơm trục kiểu cánh cố định.
1-
vòng đặt; 2- chỉnh hướng; 3- vòng cao su; 4- nắp; 5- buloong;
6,15- thân và trục bơm; 7- BXCT; 8,17- ổ trục hướng dưới và trên;
9- vỏ chứa cánh hướng dọng; 10- bùloong; 11- khung đỡ; 12- bộ
phân chảy vòng; 13- nắp quan trắc; 14- nón khuếch tán; 16- đoạn
dẫn nước vào ống đẩy; 18- vòng bít; 19- trục động cơ điện.
MÁY BƠM HƯỚNG CHÉO
Về
các thông số cột nước, lưu lượng và hiệu suất thì máy bơm
hướng chéo chiếm vị trí trung gian giữa hai loại bơm li tâm và
hướng trục ( xem Hình 2 - 11 ). Chất lỏng từ nguồn chuyển động
theo hướng trục dọc ống hút 1 vào BXCT 2. Trong BXCT 2 dòng nước
quay một góc nhỏ hơn 900 so với trục quay 7 rồi tịnh tiến trong
buông xoắn 3, sau đó qua đoạn côn khuếch tán vào ống đẩy 4.
Hình 2 - 11. Cấu tạo bơm hướng chéo trục đứng.
a) Loại có đường dẫn ra xoắn. b) Loại có cơ cấu hướng dòng.
Hình 2 - 12. Nhìn ngoài bơm hướng chéo.
Máy
bơm hướng chéo được chế tạo hai loại: loại dùng với cột nước
thấp ( < 20 m ) và loại dùng bơm cột nước trung bình ( H = 20
... 60 m ) một cấp hoặc đa cấp, trục ngang hoặc trục đứng. Sau
cửa ra BXCT có hai dạng kết cấu: loại sau cửa ra là đường dẫn
xoắn ( cấu tạo và làm việc gần nguyên lý của bơm li tâm hơn )
và loại sau cửa ra là cơ cấu hướng dòng ( cấu tạo và làm
việc gần nguyên lý bơm hướng trục hơn ).
Tác giả: Nguyễn Quang Đoàn
Nguồn: https://cnx.org/
Nhận xét
Đăng nhận xét
Các bạn có câu hỏi gì, cứ mạnh dạn trao đổi nhé, baoduongcokhi sẵn sàng giải đáp trong khả năng của mình.