Sự hư hỏng sớm vòng bi thường gây ra bởi sự mất đồng tâm. Dưới đây sẽ chỉ bạn cách kiểm tra độ đồng tâm của vòng bi.
Một vòng bi được xem là đồng tâm hay thẳng hàng khi các bề mặt của vòng trong (ca trong) và vòng ngoài (ca ngoài) của vòng bi song song với nhau (xem hình 1.)
Điều này hay xảy ra với thân lắp bi làm bằng vật liệu nhôm. Ở ổ bạc trượt cũng có xảy ra trường hợp này khi tâm bạc không trùng với tâm trục. Đối với ổ bạc chặn được xem là đồng tâm khi bề mặt chặn vuông góc với tâm quay của trục.
Tại sao lại xảy ra vấn đề mất đồng tâm này?
Vấn đề là khi lượng lệch tâm lớn hơn khe hở bên trong của ổ đỡ, tuổi thọ của của nó sẽ ngắn lại. Tất cả vòng bi đều có khe hở bên trong cho phép giãn nở nhiệt và một lượng nhỏ lệch tâm khi làm việc. Khi khe hở này không đủ cho sự lệch tâm lớn sẽ dẫn tới sự tiếp xúc các bề mặt kim loại với nhau gây ra ứng suất động và vòng bi bị hư nhanh chóng.
Cách đo kiểm tra ra sao?
Hình 3 cho thấy cách đơn giản để đo độ lệch tâm của vòng bi ngoài, sẽ thấy được độ không vuông góc của vòng ngoài với tâm quay của trục.
Gá đồng hồ so đo lượng lệch tâm tĩnh và động của vòng ngoài với trục. Kiểm tra tương tự với vòng trong, với đồng hồ so gắn trên thân máy và đầu đo gắn trên vòng trong, trong khi quay trục.
Vòng bi cầu, độ lệch cho phép là 1.0 mil/inch (1.0 milliradian) (đối với các vòng bi đũa là 0.5mil/inch). Ví dụ, 1 vòng bi cầu đường kính 4 inches thì cho phép lệch 4,0 mil so với mặt vành ngoài. Chú ý 1mil = 0.025mm.
Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể kiểm tra như đối với vòng bi ở hình 5. Nhưng chúng ta có cách kiểm tra khác:
Một cách đơn giản để đánh giá vòng bi bị lệch tâm là quay trục từ từ để cảm nhận và dùng ống nghe để nghe. Đây là cách làm hay môi khi tiến hành sửa chữa máy. Cách này phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của thợ bảo dưỡng.
- Độ lắp chặt
- Dung sai lắp ghép
- Dụng cụ và lực ép khi lắp ráp
- Độ vuông gọc của vai trục
- Độ chính xác gia công của lỗ thân máy như đảm bảo độ đồng tâm gữa 2 lỗ.
Tóm lại đễ kéo dài tuổi thọ vòng bi thì cần chú ý kiểm tra độ lệch tâm của vòng bi mỗi khi tiến hành công việc sửa chữa máy. Vì khi không đủ khe hở cho giãn nở nhiệt vòng bi sẽ nóng khi làm việc.
Một vòng bi được xem là đồng tâm hay thẳng hàng khi các bề mặt của vòng trong (ca trong) và vòng ngoài (ca ngoài) của vòng bi song song với nhau (xem hình 1.)
Điều này hay xảy ra với thân lắp bi làm bằng vật liệu nhôm. Ở ổ bạc trượt cũng có xảy ra trường hợp này khi tâm bạc không trùng với tâm trục. Đối với ổ bạc chặn được xem là đồng tâm khi bề mặt chặn vuông góc với tâm quay của trục.
Tại sao lại xảy ra vấn đề mất đồng tâm này?
Hình 2: tuổi thọ của vòng bi tỉ lệ nghịch với mức độ lệch tâm
Khi có sự lệch tâm trên thường gây ra hiện tượng rung và tiếng ồn đối với vòng bi và gây ra cọ xát và nhiệt độ tăng cao đối với ổ bạc trượt. Hiện tượng trên cũng có thể gây ra do mất đồng tâm trục giữa máy dẫn động và bị động. Cho nên để chẩn đoán xem có phải hiện tượng trên là do lệch tâm của ổ đỡ hay không thì không thể dựa trên mỗi số đo rung động của máy mà trước tiên nên kiểm tra lại sự đồng tâm trục của hai máy (alignment) để loại bỏ nguyên nhân này trước sau đó mới tiến hành kiểm tra sự đồng tâm của ổ đỡ (vòng bi hoặc bạc trượt).Vấn đề là khi lượng lệch tâm lớn hơn khe hở bên trong của ổ đỡ, tuổi thọ của của nó sẽ ngắn lại. Tất cả vòng bi đều có khe hở bên trong cho phép giãn nở nhiệt và một lượng nhỏ lệch tâm khi làm việc. Khi khe hở này không đủ cho sự lệch tâm lớn sẽ dẫn tới sự tiếp xúc các bề mặt kim loại với nhau gây ra ứng suất động và vòng bi bị hư nhanh chóng.
Cách đo kiểm tra ra sao?
Hình 3 cho thấy cách đơn giản để đo độ lệch tâm của vòng bi ngoài, sẽ thấy được độ không vuông góc của vòng ngoài với tâm quay của trục.
Gá đồng hồ so đo lượng lệch tâm tĩnh và động của vòng ngoài với trục. Kiểm tra tương tự với vòng trong, với đồng hồ so gắn trên thân máy và đầu đo gắn trên vòng trong, trong khi quay trục.
Vòng bi cầu, độ lệch cho phép là 1.0 mil/inch (1.0 milliradian) (đối với các vòng bi đũa là 0.5mil/inch). Ví dụ, 1 vòng bi cầu đường kính 4 inches thì cho phép lệch 4,0 mil so với mặt vành ngoài. Chú ý 1mil = 0.025mm.
Hình 4: Gắn đồng hồ so trên thân để đo độ tiếp xúc vuông góc của vòng trong với trục
Một số phương pháp khác để khắc phục vấn đề trênTuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể kiểm tra như đối với vòng bi ở hình 5. Nhưng chúng ta có cách kiểm tra khác:
Một cách đơn giản để đánh giá vòng bi bị lệch tâm là quay trục từ từ để cảm nhận và dùng ống nghe để nghe. Đây là cách làm hay môi khi tiến hành sửa chữa máy. Cách này phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của thợ bảo dưỡng.
Hình 5: Gắn đồng hồ trên trục để kiểm tra bích gối sau khi lắp đặt máy quạt
Thường thì các nhà sản xuất kiểm soát độ lệch tâm của vòng bi bằng cách kiểm soát 1 hoặc tất cả các thông số sau:- Độ lắp chặt
- Dung sai lắp ghép
- Dụng cụ và lực ép khi lắp ráp
- Độ vuông gọc của vai trục
- Độ chính xác gia công của lỗ thân máy như đảm bảo độ đồng tâm gữa 2 lỗ.
Tóm lại đễ kéo dài tuổi thọ vòng bi thì cần chú ý kiểm tra độ lệch tâm của vòng bi mỗi khi tiến hành công việc sửa chữa máy. Vì khi không đủ khe hở cho giãn nở nhiệt vòng bi sẽ nóng khi làm việc.
Kỹ Sư Nguyễn Thanh Sơn
Bài viết này rất hay, em cũng đang vướng mắt vấn đề này trong quá trình sửa chữa máy. Cảm ơn anh Nguyễn Thanh Sơn đã có nhưng bài viết rất hay và rất bổ ích.
Trả lờiXóaBảo dưỡng Cơ khí đang ngày càng trở thành 1 nhu cầu thiết yếu trong sản xuất công nghiệp ở nước ta. Sau giai đoạn tập trung đầu tư vào máy móc, thiết bị, giờ đây là lúc các Nhà quản lý công nghiệp chịu sức ép trả lãi đầu tư. Bảo dưỡng tốt để máy móc hoạt động như thiết kế là con đường không thể thiếu để có thể có cơ hội trả Lãi cho Vốn đầu tư.
Trả lờiXóaMặt khác, Bảo dưỡng công nghiệp (mà một phần của Bảo dưỡng cơ khí)thực chất đã phát triển thành 1 bộ môn khoa học phức tạp, rộng mà sâu, lý thuyết sâu sắc kết hợp với tính thực tiễn rất cao.
Một thực tế đáng lo ngại là, trong khi giới chuyên môn (phần lớn là các Kỹ sư cơ khí, đang tham gia công tác bảo trì, bảo dưỡng) nhận thấy sự "nóng bỏng" của tình hình, thì giới Quản lý (các Giám đốc, Chủ doanh nghiệp) lại chưa thấy rõ rằng: bảo dưỡng cơ khí chính là 1 trong những công cụ quan trọng nhất để Quản trị khối Tài sản lớn nhất của Doanh nghiệp - các Thiết bị sản xuất - công cụ sinh Lợi nhuận.
Chúng ta đã ghi nhận nhiều cố gắng của "giới chuyên môn" trong việc quảng bá, giáo dục, nâng cao hiểu biết về Bảo dưỡng Công nghiệp, tuy nhiên, có vẻ như đó vẫn đang là các cố gắng riêng lẻ, thiếu sức mạnh tương xứng với vai trò của ngành này.
Website và mong muốn của bạn Thanh Sơn là một cố gắng mới. Chúng ta hãy cùng nhau hợp tác vì đây cũng chính là 1 cách làm để Việt nam lành mạnh hóa và phát triển vững chắc.
Một góp ý nhỏ: website có rất nhiều "hình bóng" của 1 Thư viện, các thông tin mang tính hàn lâm cao. Có thể tạo sức hấp dẫn cho các "nhà Chuyên môn". Xong, nếu không tác động được tới các "Nhà quản lý", thì cơ hội để hiện thực hóa các mong muốn của các "Nhà chuyên môn" sẽ không là chắc chắn.
Xin chào và chúc các bạn khỏe.
Ân Nam