Các vấn đề và các cơ hội được nhận diện để cải tiến tại các Doanh nghiệp đang được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó.
Cây Six Sigma và Lean cho chúng ta một cái nhìn trực quan về các vần đề chúng ta đang gặp phải trong việc lựa chọn các phương pháp và công cụ khác nhau để giải quyết.
Chúng ta xem xét các vấn đề của chúng ta như là hái các quả trên cây.
Các quả ở tầm thấp nhất hoặc đã rơi rụng dưới đất thì rất dễ hái, và rất đơn giản chúng ta chỉ cần thực hiện các công việc và thao tác cực kỳ đơn giản và logic để hái được nó, hay là bằng “mắt thường” cũng có thể hái được. Ví như hình trên để giải quyết các vấn đề này không nhất thiết phải cực khổ phân tích tìm kiếm . . .làm gì, mà chỉ cần thực hiện các hành động sửa sai, hoặc ngăn chặn đơn thuần – Kaizen, QCC, G8D. theo cột mức sigma thì các vấn đề này đang có năng lực quá trình ở mức 2 – 3 Sigma
Còn các quá trình có năng lực cao hơn thì chúng ta phải cần có biện pháp khác cao hơn là hành động sửa sai, đối với các quá trình có năng lực 3-4 Sigma thì việc phân tích các hoạt động mang lại giá trị cho khách hàng và các hoạt động không mang lại giá trị cho khách hàng liên quan đến quá trình đó là rất cấn thiết để nhằm mục đích tối ưu hóa lợi nhuận thông qua việc kiểm soát tốt chi phí sản xuất kinh doanh bằng cách loại trừ các lãng phí (Hoạt động không có giá trị NVA). Phần này chúng ta tập trung nhiều vào hệ phương pháp Lean và áp dụng các công cụ Lean.
Với những thành công của việc loại trừ các hoạt đông không mang lại giá trị cho khách hàng, làm sao chúng ta có thể kiểm soát tốt quá trình một cách liên tục và hiệu quả lâu dài, khi này cần có các công cụ và phương pháp luận truyền thống của Six sigma, với mục tiêu loại trừ các nguyên nhân cốt lõi gây ra dao động trong các quá trình sản xuất kinh doanh, phương pháp Six Sigma được sử dụng cho các quá trình có năng lực cao trên 4 Sigma, bởi vì việc đo lường và phân tích các quá trình này cần có các kỹ thuật chuyên sâu về xử lý số liệu và phân tích thống kê, thiết kế thực nghiệm .. . .nhằm nhận diện ra được nguyên nhân gây dao động cốt lõi thật sự gây ảnh hướng xấu đến quá trình.
Vậy làm sao để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng càng ngày càng tăng, càng ngày càng cao, chỉ còn một con đường duy nhất để làm được chuyện này là liên tục cải tiến mẫu mã, thay đổi kiểu dáng thiết kế, tăng tính năng sản phẩm và có các ý tưởng táo bạo nhằm tạo ra một sản phẩm mới, đột phá về công nghệ và tính năng sử dụng. khi một Công ty đạt mức 6 Sigma có nghĩa về phương diện độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của Công ty đó cung cấp là 99,99966% là hài lòng hoặc trên cả mức độ thỏa mãn, theo định nghĩa 6 Sigma là, trên một triệu khả năng khách hàng có thể than phiền về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Công ty thì chỉ có 3,4 lỗi là không thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Lúc này không còn là phương pháp Six Sigma (DMAIC) truyền thống nữa, mà là DFSS: Design for Six Sigma: Thiết kế sản phẩm tập trung hoàn toàn vào những gì khách hàng đang quan tâm và đang chờ đợi và mong muốn. Lúc này là lúc cần thiết kế tối ưu, sử dụng chuyên sâu các thuật toán và giải thuật, sử dụng các sáng tạo và đột phá về khoa học và công nghệ, sử dụng DOE- Thiết kế thực nghiệm, kiểm chứng mực độ phù hợp . . . .với mục tiêu vượt qua sự mong đợi của khách hàng tiên tục tăng.
Qua đây chúng ta thấy rằng, để nhận diện các vấn đề và các cơ hội cải tiến đã rất khó, và còn khó hơn nhiều khi một Doanh nghiệp nào đó cứ lao đầu vào một triết lý hay một phương pháp luận cứng nhắc mà không chịu chỉnh sửa cho phù hợp với văn hóa Doanh nghiệp của mình.
Vậy theo bạn các Doanh nghiệp Việt nam đang ở đâu so với sự thay đổi của Thế giới
Có bao giờ bạn nghĩ một Doanh nghiệm Việt nam chưa bao giờ tiếp xúc với những công cụ này?
Bạn đã biết các công cụ và phương pháp nào rồi?
Theo bạn, Doanh nghiệp Việt nam đi theo con đường nào là phù hợp nhất?
Theo leansigmavn.comSCCK.TK
Nhận xét
Đăng nhận xét
Các bạn có câu hỏi gì, cứ mạnh dạn trao đổi nhé, baoduongcokhi sẵn sàng giải đáp trong khả năng của mình.