Bảo trì thiết bị là xương sống của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nào. Nếu máy bị ngừng, doanh nghiệp không thể chuyển giao sản phẩm hay dịch vụ và hàng chục loại thiệt hại nghiêm trọng sẽ phát sinh: mất năng suất, chất lượng, uy tín, khách hàng, thị trường, doanh thu, lợi nhuận, … Vì vậy cần có một nhận thức mới về bảo trì: bảo trì là một khoản đầu tư quan trọng cho tương lai phát triển bền vững của doanh nghiệp và tiếp theo là cần hành động.
Thật vậy, cũng như ngành y tế chăm sóc sức khỏe cho con người, bảo trì chăm sóc sức khỏe cho máy móc, thiết bị. Tuy nhiên khác với ngành y tế có hệ thống trường đào tạo các cấp, Bộ Y tế, hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe của nhân dân, bảo trì chưa được quan tâm đào tạo ở các trường. Còn hiện nay hầu hết các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ở Việt Nam đều theo chiến lược bảo trì vận hành cho đến khi hư hỏng rồi mới sửa chữa, một số ít áp dụng bảo trì phòng ngừa định kỳ nghiêm túc và rất ít doanh nghiệp biết áp dụng bảo trì trên cơ sở tình trạng máy bằng kỹ thuật giám sát tình trạng. Vì vậy có thể nói, nhìn chung, dù các nhà máy đang có máy móc rất cũ hay rất mới, rất hiện đại, hệ thống quản lý bảo trì và các kỹ thuật bảo trì của chúng ta lạc hậu so với thế giới khoảng nửa thế kỷ.
Vai trò của bảo trì ngày nay là phòng ngừa để tránh cho máy móc không bị hư hỏng, đảm bảo máy móc hoạt động với năng suất, hiệu suất và hiệu quả kinh tế cao nhất trong môi trường làm việc an toàn hơn.
Tổng chi phí bảo trì, trong đó bao gồm thiệt hại do ngừng máy của nước Mỹ vào năm 2000 là 1.200 tỷ USD và ước tính là 1.600 tỷ USD vào năm 2010. Con số này ở Việt Nam vào khoảng 5 tỷ USD hàng năm nhưng hầu như rất ít người biết vì không được ghi trong sổ sách kế toán của các doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, một giờ ngừng máy có thể gây thiệt hại doanh thu cho doanh nghiệp ngành nhựa: 10 triệu đồng, chế biến sữa: 240 triệu đồng, bia: 900 triệu đồng, thép: 180 triệu đồng, xi măng: 2.000 triệu đồng, dược phẩm: 300 triệu đồng, ô tô: 200 triệu đồng, v.v… Muốn giảm thời gian ngừng máy nhằm giảm thiệt hại do ngừng máy gây ra, cần đổi mới tư duy về bảo trì, bảo trì không phải là chi phí mà là đầu tư, là vấn đề kinh tế, là hoạt động làm tăng năng suất, chất lượng, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Bảo trì làm giảm đáng kể chi phí sản xuất trong hệ thống sản xuất tinh gọn.
Hoạt động bảo trì phải có sự tham gia và hỗ trợ của tất cả mọi người, từ lãnh đạo cao nhất đến nhân viên tại phân xưởng. Tiếp theo đổi mới tư duy về bảo trì, cần đổi mới về đào tạo, tư vấn, về công nghệ quản lý và kỹ thuật bảo trì để có thể hòa nhập với thế giới.
Nhằm cung cấp các tri thức hiện đại và các giải pháp toàn diện, những kinh nghiệm về bảo trì hiệu quả cho doanh nghiệp, cho cộng đồng các tổ chức và cá nhân có quan tâm, đồng thời trong khuôn khổ đề án “Đổi mới công nghệ công nghiệp sản xuất phục vụ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên địa bàn thành phố”, Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM cùng Hội Cơ khí TPHCM tổ chức Hội thảo: “BẢO TRÌ HIỆN ĐẠI – TRUNG TÂM LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP”, vào lúc: 7g30, thứ sáu, ngày 06/11/2009, tại: Hội trường, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, Số: 65 Huỳnh Thúc Kháng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Có thể đăng ký tham dự Hội thảo theo địa chỉ liên lạc: Ms. Mai Trang, Ms. Lê Mai, ĐT: 08.3842 9329 – 08. 3811 0770; Fax: 08.3811 2750 – 08.3811 7787; Email: hoithaobaotri@gmail.com; hoithaobaotri@yahoo.com trước ngày 04/11/2009.
Vai trò của bảo trì ngày nay là phòng ngừa để tránh cho máy móc không bị hư hỏng, đảm bảo máy móc hoạt động với năng suất, hiệu suất và hiệu quả kinh tế cao nhất trong môi trường làm việc an toàn hơn.
Tổng chi phí bảo trì, trong đó bao gồm thiệt hại do ngừng máy của nước Mỹ vào năm 2000 là 1.200 tỷ USD và ước tính là 1.600 tỷ USD vào năm 2010. Con số này ở Việt Nam vào khoảng 5 tỷ USD hàng năm nhưng hầu như rất ít người biết vì không được ghi trong sổ sách kế toán của các doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, một giờ ngừng máy có thể gây thiệt hại doanh thu cho doanh nghiệp ngành nhựa: 10 triệu đồng, chế biến sữa: 240 triệu đồng, bia: 900 triệu đồng, thép: 180 triệu đồng, xi măng: 2.000 triệu đồng, dược phẩm: 300 triệu đồng, ô tô: 200 triệu đồng, v.v… Muốn giảm thời gian ngừng máy nhằm giảm thiệt hại do ngừng máy gây ra, cần đổi mới tư duy về bảo trì, bảo trì không phải là chi phí mà là đầu tư, là vấn đề kinh tế, là hoạt động làm tăng năng suất, chất lượng, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Bảo trì làm giảm đáng kể chi phí sản xuất trong hệ thống sản xuất tinh gọn.
Hoạt động bảo trì phải có sự tham gia và hỗ trợ của tất cả mọi người, từ lãnh đạo cao nhất đến nhân viên tại phân xưởng. Tiếp theo đổi mới tư duy về bảo trì, cần đổi mới về đào tạo, tư vấn, về công nghệ quản lý và kỹ thuật bảo trì để có thể hòa nhập với thế giới.
Nhằm cung cấp các tri thức hiện đại và các giải pháp toàn diện, những kinh nghiệm về bảo trì hiệu quả cho doanh nghiệp, cho cộng đồng các tổ chức và cá nhân có quan tâm, đồng thời trong khuôn khổ đề án “Đổi mới công nghệ công nghiệp sản xuất phục vụ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên địa bàn thành phố”, Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM cùng Hội Cơ khí TPHCM tổ chức Hội thảo: “BẢO TRÌ HIỆN ĐẠI – TRUNG TÂM LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP”, vào lúc: 7g30, thứ sáu, ngày 06/11/2009, tại: Hội trường, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, Số: 65 Huỳnh Thúc Kháng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Có thể đăng ký tham dự Hội thảo theo địa chỉ liên lạc: Ms. Mai Trang, Ms. Lê Mai, ĐT: 08.3842 9329 – 08. 3811 0770; Fax: 08.3811 2750 – 08.3811 7787; Email: hoithaobaotri@gmail.com; hoithaobaotri@yahoo.com trước ngày 04/11/2009.
Theo baotri.org và www.dost.hochiminhcity.gov.vn
SCCK.TK
Nhận xét
Đăng nhận xét
Các bạn có câu hỏi gì, cứ mạnh dạn trao đổi nhé, baoduongcokhi sẵn sàng giải đáp trong khả năng của mình.