Đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc
Máy thủy lực cánh gạt là máy thủy lực roto có kết cấu đơn giản làm việc ít ồn, có khả năng điều chỉnh được lưu lượng. Loại máy này yêu cầu việc lọc chất lỏng khắt khe khi làm việc. Phạm vi làm việc của bơm cánh gạt tác dụng đơn tương đối hẹp nhưng đối với bơm tác dụng kép phạm vi làm việc được mở rộng nhiều.
Máy thuỷ lực cánh gạt được sử dụng nhiều trong hệ thống máy công cụ, khoan, doa, phay, tiện, mài.
Cấu tạo của bơm cánh gạt tác dụng đơn gồm có một vỏ hình trụ trong đó có rôto. Tâm của vỏ và rôto lệch nhau một khoảng là e. Trên rôto có các bản phẳng. Khi rôto quay, các bản phẳng này trượt trong các rãnh và gạt chất lỏng, nên gọi là cánh gạt. Phần không gian giới hạn bởi vỏ bơm và rôto gọi là thể tích làm việc.
Với kết cấu bơm cánh gạt như trên, một vòng quay máy thể hiện một lần hút và một lần đẩy còn gọi là bơm tác dụng đơn. Bơm càng nhiều cánh gạt thì lưu lượng càng đều, thông thường số cánh gạt có từ 4 đến 12 cánh.
Nhược điểm của bơm cánh gạt tác dụng đơn là gây lên lực hướng kính lệch (từ khoang đẩy).
Hình trình bày sơ đồ kết cấu của một bơm cánh gạt tác dụng kép. Khác với trường hợp bơm tác dụng đơn, để tăng thể tích làm việc trong quá trình hút và quá trình đẩy người ta không bố trí roto và stato lệch tâm nhau mà mặt trong của stato có dạng những cung tròn có bán kính khác nhau nối tiếp nhau. Hai khoang hút và 2
khoang đẩy được bố trí đối xứng nhau qua tâm của vỏ. Như vậy sau một lần quay bơm thực hiện hai lần hút và đẩy. Để tăng chiều dài khe hẹp, giảm lực dẫn động các cánh gạt và tránh cho cánh gạt không bị kẹt người ta bố trí các cánh gạt nằm nghiêng so với phương hướng kính một góc = 6 đến 130 (Chú ý khi bố trí nghiêng như vậy, bơm chỉ làm việc theo một chiều).
Hình thể hiện nguyên lý điều chỉnh lưu lượng trong bơm cánh gạt đơn bằng cách điều chỉnh khoảng lệch tâm giữa roto và vỏ bằng cách xê dịch vòng trượt.
- Khoảng làm việc của bơm cánh gạt.
Khoảng làm việc của bơm cánh gạt thông thường như sau:
• Tốc độ tối thiểu khi có tải 500-600v/p
• tốc độ tối đa khi có tải 2000-3000v/p
• Lưu lượng tới 600 l/p
• Áp suất làm việc liên tục tới 210at
• Áp suất hút cho phép 0,16 at.
- Vật liệu chế tạo.
Vật liệu làm cánh gạt có thể là thép gió P18, thép 20X, thép 40X hoặc thép làm vòng bi nhiệt luyện đạt độ cứng 62HRC
- Động cơ cánh gạt
Kết cấu của động cơ cánh gạt tương tự như bơm cánh gạt nhưng đối với động cơ yêu cầu lực tỳ của cánh gạt lên stato phải thường xuyên và đủ lớn.
Máy thủy lực cánh gạt là máy thủy lực roto có kết cấu đơn giản làm việc ít ồn, có khả năng điều chỉnh được lưu lượng. Loại máy này yêu cầu việc lọc chất lỏng khắt khe khi làm việc. Phạm vi làm việc của bơm cánh gạt tác dụng đơn tương đối hẹp nhưng đối với bơm tác dụng kép phạm vi làm việc được mở rộng nhiều.
Máy thuỷ lực cánh gạt được sử dụng nhiều trong hệ thống máy công cụ, khoan, doa, phay, tiện, mài.
Cấu tạo của bơm cánh gạt tác dụng đơn gồm có một vỏ hình trụ trong đó có rôto. Tâm của vỏ và rôto lệch nhau một khoảng là e. Trên rôto có các bản phẳng. Khi rôto quay, các bản phẳng này trượt trong các rãnh và gạt chất lỏng, nên gọi là cánh gạt. Phần không gian giới hạn bởi vỏ bơm và rôto gọi là thể tích làm việc.
Với kết cấu bơm cánh gạt như trên, một vòng quay máy thể hiện một lần hút và một lần đẩy còn gọi là bơm tác dụng đơn. Bơm càng nhiều cánh gạt thì lưu lượng càng đều, thông thường số cánh gạt có từ 4 đến 12 cánh.
Nhược điểm của bơm cánh gạt tác dụng đơn là gây lên lực hướng kính lệch (từ khoang đẩy).
Hình trình bày sơ đồ kết cấu của một bơm cánh gạt tác dụng kép. Khác với trường hợp bơm tác dụng đơn, để tăng thể tích làm việc trong quá trình hút và quá trình đẩy người ta không bố trí roto và stato lệch tâm nhau mà mặt trong của stato có dạng những cung tròn có bán kính khác nhau nối tiếp nhau. Hai khoang hút và 2
khoang đẩy được bố trí đối xứng nhau qua tâm của vỏ. Như vậy sau một lần quay bơm thực hiện hai lần hút và đẩy. Để tăng chiều dài khe hẹp, giảm lực dẫn động các cánh gạt và tránh cho cánh gạt không bị kẹt người ta bố trí các cánh gạt nằm nghiêng so với phương hướng kính một góc = 6 đến 130 (Chú ý khi bố trí nghiêng như vậy, bơm chỉ làm việc theo một chiều).
Hình thể hiện nguyên lý điều chỉnh lưu lượng trong bơm cánh gạt đơn bằng cách điều chỉnh khoảng lệch tâm giữa roto và vỏ bằng cách xê dịch vòng trượt.
- Khoảng làm việc của bơm cánh gạt.
Khoảng làm việc của bơm cánh gạt thông thường như sau:
• Tốc độ tối thiểu khi có tải 500-600v/p
• tốc độ tối đa khi có tải 2000-3000v/p
• Lưu lượng tới 600 l/p
• Áp suất làm việc liên tục tới 210at
• Áp suất hút cho phép 0,16 at.
- Vật liệu chế tạo.
Vật liệu làm cánh gạt có thể là thép gió P18, thép 20X, thép 40X hoặc thép làm vòng bi nhiệt luyện đạt độ cứng 62HRC
- Động cơ cánh gạt
Kết cấu của động cơ cánh gạt tương tự như bơm cánh gạt nhưng đối với động cơ yêu cầu lực tỳ của cánh gạt lên stato phải thường xuyên và đủ lớn.
Nhận xét
Đăng nhận xét
Các bạn có câu hỏi gì, cứ mạnh dạn trao đổi nhé, baoduongcokhi sẵn sàng giải đáp trong khả năng của mình.