Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2009

Van cửa hay van cổng (Gate valves)

Các bài viết sẽ được đăng: 1.    VAN CỬA (GATE VALVES) 2.    VAN ĐIỀU TIẾT (GLOBE VALVES) 3.    VAN NÚT (PLUG VALVES) 4.    VAN BI (BALL VALVES) 5.    VAN BƯỚM (BUTTERFLY VALVES) 6.    VAN MÀNG (DIAPHRAGM VALVES) 7.    VAN MỘT CHIỀU (CHECK VALVES) 8.    VAN AN TOÀN 9.    VẬN HÀNH VAN 10.    QUY TRÌNH VẬN HÀNH (OPERATING PROCEDURES)  11.    VAN ĐIỀU KHIỂN (CONTROL VALVES) 12.    XỬ LÝ SỰ CỐ 1.            VAN CỬA (GATE VALVES): Là một trong những loại van được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Van cửa đóng dòng chảy khi chúng chắn ngang qua toàn bộ dòng chảy. Khi van được mở hoàn toàn thì cửa của chúng không nằm trong dòng chảy của vật chất. Lúc này độ cản trở dòng  chảy của van là rất nhỏ có nghĩa là sự sụt áp hay mất năng lượ...

ISO 14224:2006 Petroleum, petrochemical and natural gas industries - Collection and exchange of reliability and maintenance data for equipment

ISO 14224:2006 cung cấp một cơ sở toàn diện cho việc thu thập dữ liệu về độ tin cậy và dữ liệu về bảo trì (RM)  trong một định dạng chuẩn cho các thiết bị trong tất cả các cơ sở và các hoạt động trong công nghiệp dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và  hóa dầu trong vòng đời hoạt động của thiết bị. ISO 14224:2006 provides a comprehensive basis for the collection of reliability and maintenance (RM) data in a standard format for equipment in all facilities and operations within the petroleum, natural gas and petrochemical industries during the operational life cycle of equipment. It describes data-collection principles and associated terms and definitions that constitute a "reliability language" that can be useful for communicating operational experience. The failure modes defined in ISO 14224:2006 can be used as a "reliability thesaurus" for various quantitative as well as qualitative applications. ISO 14224:2006 also describes data quality control and assurance practices t...

CÁC BƯỚC CÂN CHỈNH CỤM MÁY NÉN CO2 CỦA MHI (PHƯƠNG PHÁP REVERSE)

I.    CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ 1.    Trước khi cân chỉnh phải đo khoảng cách giữa hai trục. Cách đo: đẩy hai trục về phía 2 máy và đo khoảng cách 1 (KC1) và vừa quay trục vừa đẩy hai trục về hướng ngược lại đo khoảng cách 2 (KC2); lấy trung bình giá trị này (KC1+KC2)/2 = khoảng cách giữa hai trục. Khoảng cách này có dung sai cho phép là +/-0,5 mm. Nếu vượt quá giới hạn này phải điều chỉnh lại bằng cách dịch chuyển máy nén. 2.   Trước khi cân chỉnh phải tháo toàn bộ các đường ống khí (cửa xả và cửa hút) kết nối với máy nén. 2.    Khi cân chỉnh chú ý -    Khi cân chỉnh phải quay trục theo chiều quay của nó (tức là cùng chiều quay khi vận hành). Nếu quay không đúng chiều sẽ có thể ảnh hưởng tới bộ làm kín cơ khí. -    Hai chân cho phép dịch chuyển giãn nở nhiệt không được vặn chặn mà cho phép khoảng hở 0,1 mm. Ta không đo giá trị này mà khi vặn hai đai ốc này ta không siết chặt, chỉ siết bằng tay (không dù...

Bơm cánh gạt

Đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc Máy thủy lực cánh gạt là máy thủy lực roto có kết cấu đơn giản làm việc ít ồn, có khả năng điều chỉnh được lưu lượng. Loại máy này yêu cầu việc lọc chất lỏng khắt khe khi làm việc. Phạm vi làm việc của bơm cánh gạt tác dụng đơn tương đối hẹp nhưng đối với bơm tác dụng kép phạm vi làm việc được mở rộng nhiều. Máy thuỷ lực cánh gạt được sử dụng nhiều trong hệ thống máy công cụ, khoan, doa, phay, tiện, mài. Cấu tạo của bơm cánh gạt tác dụng đơn gồm có một vỏ hình trụ trong đó có rôto. Tâm của vỏ và rôto lệch nhau một khoảng là e. Trên rôto có các bản phẳng. Khi rôto quay, các bản phẳng này trượt trong các rãnh và gạt chất lỏng, nên gọi là cánh gạt. Phần không gian giới hạn bởi vỏ bơm và rôto gọi là thể tích làm việc. Với kết cấu bơm cánh gạt như trên, một vòng quay máy thể hiện một lần hút và một lần đẩy còn gọi là bơm tác dụng đơn. Bơm càng nhiều cánh gạt thì lưu lượng càng đều, thông thường số cánh gạt có từ 4 đến 12 cánh. Nhược điểm của bơ...

MÁY THỦY LỰC ROTO

Bơm Roto là loại bơm thể tích, bộ phận làm việc chính trực tiếp trao đổi năng lượng với dòng chất lỏng là do bộ phận có chuyển động quay như bánh răng, trục quay có cánh gạt… gọi chung là roto Roto có chuyển động tròn đều tạo ra dòng chảy tương đối đều, lưu lượng có dao động nhưng ít hơn so với dòng chảy trong bơm piston. Nguyên lý làm việc của roto tuy có cùng chuyển động quay nhưng khác bánh công tác của bơm ly tâm. Roto truyền trực tiếp áp năng cho chất lỏng, phần động năng của chất lỏng không đáng kể. Áp suất do bơm roto tạo nên thường cao hơn so bơm ly tâm và thấp hơn so với piston: thường trong khoảng từ 20 đến 150 at Lưu lượng của bơm thường nhỏ. Ưu điểm chung là kết cấu đơn giản, kích thước nhỏ gọn, có tuổi bền cao, chắc chắn tin cậy, có thể là việc với số vòng quay lớn, công suất trên một đơn vị trọng lượng lớn. Bơm roto bao gồm: Bơm bánh răng, bơm trục vít, bơm cánh gạt, bơm chân không vòng nước… SCCK.TK (sưu tầm)

Nghe Podcast Bảo Dưỡng Cơ Khí