2. Khi nước sôi, nó chuyển hoá thành hơi nước. Hơi nước mang nhiều năng lượng hơn nước lỏng. Gia nhiệt cho nước trong một bình kín sẽ làm tăng áp suất hơi của nó.
3. Áp suất hơi tăng lên là do nhiệt được cung cấp vào nước
4. Áp suất hình thành trong bình chứa cao hơn áp suất khí quyển, do vậy hơi nước có xu hướng giãn nở và thoát ra ngoài qua vòi phun.
5. Hơi nước được phun ra ngoài có vận tốc cao.
6. Luồng hơi nước đập vào cánh cong của bánh động sẽ làm nó di chuyển.
7. Sự di chuyển của cánh cong sẽ thể hiện sự chuyển hoá năng lượng của hơi nước từ dạng tiềm ẩn áp suất về dạng cơ học.
8. Khi hơi nước giãn nở qua vòi phun, áp suất của nó giảm đi.
9. Áp suất giảm đi sẽ làm vận tốc của lượng hơi nước tăng lên, chức năng của vòi phun là chuyển đổi áp suất của luồng hơi thành vận tốc của nó.
10. Dòng hơi nước có vận tốc cao đập vào cánh cong, làm quay roto và do vậy sinh ra công cơ học.
11. Rotor bao gồm các cánh cong được gắn trên một trục.
12. Vòi phun dẫn hướng dòng hơi về phía các cánh cong.
13. Áp suất hơi nước tại rotor nhỏ hơn trong nồi hơi. Dòng hơi không thể hình thành nếu như không có sự chênh lệch áp suất đó. Độ chênh lệch áp suất càng lớn, dòng hơi càng đi mạnh và lượng hơi đi càng nhiều.
14. Khi luồng hơi thoát khỏi vòi phun, nhiệt độ và áp suất của nó giảm đi…
15. và vận tốc của nó tăng lên.
16. Sức nóng (năng lượng nhiệt) sản sinh ra áp suất hơi, và áp suất hơi được vòi phun chuyển đổi thành vận tốc hơi. Khi dòng hơi đập vào cánh cong, tốc độ của nó giảm đi một phần.
17. Cánh cong cùng với rotor di chuyển, sản sinh ra công cơ học, hơi nước sẽ mất dần năng lượng của nó.
18. Ở cùng một áp suất và nhiệt độ, một lượng hơi lớn hơn sẽ sinh ra nhiều công hơn
19. Nếu có nhiều vòi phun hơn, hoặc là kích cỡ vòi phun to hơn thì sẽ có nhiều hơi nước hơn được đưa đến các cánh cong.
20. Để tăng lượng hơi ta cần giữ nguyên áp suất chênh lệch và tăng độ mở của vòi phun.
21. Chức năng của vòi phun: dẫn hướng dòng hơi về phía cánh cong và chuyển đổi áp suất của nó thành vận tốc.
22. Bánh động cùng với các cánh cong của nó được gắn trên một guồng quay hơn là gắn trực tiếp trên trục.
23. Ba bộ phận cơ bản của một hệ thống sinh công nhờ hơi nước.
1. Rotor
2. Vòi phun
3. Nguồn hơi
24. Vòi phun, hoặc một dẫy vòi phun, được bố trí trên vách của bầu hơi.
25. Dòng hơi đi vào bầu hơi được điều khiển bởi van tiết lưu.
26. Bằng cách điều chỉnh lượng hơi đi vào bầu hơi, van tiết lưu sẽ điều chỉnh lượng công sinh ra.
27. Rotor được gắn bên trong một vỏ kim loại.
28. Áp suất hơi bên trong vỏ phải nhỏ hơn áp suất bên trong bầu hơi để luồng hơi có thể đi được vào bên trong vỏ.
29. Nếu không có chênh lệch áp suất thì không có công sinh ra và cũng không có năng lượng cơ học được tạo thành.
30. Dòng hơi nước vận tốc cao hướng về phía cánh cong tạo ra một xung lực làm quay rotor. Vì tua bin loại này sử dụng xung lực của hơi nước tác dụng lên cánh cong nên nó được gọi là tuabin xung kích.
SCCK.TK
Nhận xét
Đăng nhận xét
Các bạn có câu hỏi gì, cứ mạnh dạn trao đổi nhé, baoduongcokhi sẵn sàng giải đáp trong khả năng của mình.