Hiện tượng xâm thực xảy ra khi áp suất của đường vào bơm nhỏ hơn áp suất khí quyển. Lúc đó sẽ xuất hiện các bong bóng khí xuất hiện trong dầu thủy lực di chuyển và to dần trong đường vào của bơm. Các bong bóng khí này, thường bám thành từng đám vào bề mặt kim loại, sẽ bị nén cho đến khi nổ tung ra đột ngột khi đi ra đến cửa ra của bơm (phía áp suất cao). Hiện tượng này sẽ làm cho các bề mặt kim loại bị vỡ, bong thành các mảnh kim loại nhỏ làm hư hỏng các bề mặt tiếp xúc, làm kín và đồng thời các mảnh kim loại nhỏ đi theo dầu thủy lực đến tiếp tục phá hỏng các cơ cấu làm việc khác.
Hình ảnh dưới đây thể hiện quá trình bong bóng khí bị nén lại rồi vỡ ra (microjet source).
Ảnh đĩa phân phối của bơm piston bị bong tróc do xâm thực:
Sự xâm thực thường gây ra:
- Tắc lọc dầu.
- Hạn chế dòng chảy của đường hút (do các đám bong bóng khí tụ lại). Điều này lại càng làm tăng tốc độ xâm thực.
- Tăng tốc độ mài mòn các chi tiết kim loại hơn rất nhiều lần so với thông thường. Đây cũng chính là tác động mạnh nhất của sự xâm thực.
- Bơm kêu to, rung động mạnh.
Lưu ý là sự xâm thực không chỉ có ở bơm thủy lực mà còn xuất hiện ở bất cứ nơi nào khi lượng dầu cấp không bằng lượng dầu cần thiết, phần lớn trong các trường hợp:
- Bơm thủy lực khi bị thiếu dầu cấp.
- Xy lanh thủy lực hoặc motor chuyển động nhanh khi bị kéo dưới tác động của tải. (ví dụ motor thủy lực nâng hàng của cần cẩu khi ở chệ độ hạ hàng)
- Qua một số chi tiết làm kín (gioăng/phớt) khi các chi tiết chuyển động với tốc độ cao gây ra áp suất âm.
Cách nhận biết rõ nhất hiện tượng xâm thực là khi bơm/motor quay có tiếng kêu to (như tiếng đá lạo xạo) và rung động.
Để ngăn ngừa và chống lại hiện tượng xâm thực, người ta thường sử dụng các cách như sau:
- Tăng áp suất đường vào của bơm bằng một bơm nhồi hoặc tăng áp suất mặt thong chất lỏng trong thùng dầu.
- Sử dụng các valve một chiều chống xâm thực trong các cơ cấu motor hoặc xy lanh thủy lực.
- Giảm độ nhớt hoặc tăng nhiệt độ của dầu thủy lực.
- Làm kín hoặc tăng đường kính đường ống hút của bơm dầu thủy lực.
Hình vẽ minh họa quá trình xâm thực tại cửa vào bơm thủy lực (by R. van den Brink)
Hình ảnh dưới đây thể hiện quá trình bong bóng khí bị nén lại rồi vỡ ra (microjet source).
Ảnh đĩa phân phối của bơm piston bị bong tróc do xâm thực:
Sự xâm thực thường gây ra:
- Tắc lọc dầu.
- Hạn chế dòng chảy của đường hút (do các đám bong bóng khí tụ lại). Điều này lại càng làm tăng tốc độ xâm thực.
- Tăng tốc độ mài mòn các chi tiết kim loại hơn rất nhiều lần so với thông thường. Đây cũng chính là tác động mạnh nhất của sự xâm thực.
- Bơm kêu to, rung động mạnh.
Lưu ý là sự xâm thực không chỉ có ở bơm thủy lực mà còn xuất hiện ở bất cứ nơi nào khi lượng dầu cấp không bằng lượng dầu cần thiết, phần lớn trong các trường hợp:
- Bơm thủy lực khi bị thiếu dầu cấp.
- Xy lanh thủy lực hoặc motor chuyển động nhanh khi bị kéo dưới tác động của tải. (ví dụ motor thủy lực nâng hàng của cần cẩu khi ở chệ độ hạ hàng)
- Qua một số chi tiết làm kín (gioăng/phớt) khi các chi tiết chuyển động với tốc độ cao gây ra áp suất âm.
Cách nhận biết rõ nhất hiện tượng xâm thực là khi bơm/motor quay có tiếng kêu to (như tiếng đá lạo xạo) và rung động.
Để ngăn ngừa và chống lại hiện tượng xâm thực, người ta thường sử dụng các cách như sau:
- Tăng áp suất đường vào của bơm bằng một bơm nhồi hoặc tăng áp suất mặt thong chất lỏng trong thùng dầu.
- Sử dụng các valve một chiều chống xâm thực trong các cơ cấu motor hoặc xy lanh thủy lực.
- Giảm độ nhớt hoặc tăng nhiệt độ của dầu thủy lực.
- Làm kín hoặc tăng đường kính đường ống hút của bơm dầu thủy lực.
Hình vẽ minh họa quá trình xâm thực tại cửa vào bơm thủy lực (by R. van den Brink)
http://www.hydraulics.vn/forum/showthread.php?p=22
SCCK.TK
Nhận xét
Đăng nhận xét
Các bạn có câu hỏi gì, cứ mạnh dạn trao đổi nhé, baoduongcokhi sẵn sàng giải đáp trong khả năng của mình.