Câu hỏi:
Cho mình hỏi trong hộp
giảm tốc nón trụ thì việc bôi trơn bánh răng và ổ lăn căn cứ vào đâu? khi
nào dùng mỡ ?, khi nào dùng dầu để bôi trơn?.
Mình xin cảm ơn.
Trả lời:
ý kiến 1:
- bôi mỡ bôi trơn: khi tần
suất làm việc của hộp số nầy hoạt động liên tục, với mỡ bôi trơn thì nhiệt độ
sinh ra do cặp bánh răng hoạt động không đủ để làm mất tính bôi trơn của mỡ, vẫn
đảm bảo tính bôi trơn. Hơn nữa việc bôi trơn bằng mỡ cho hộp số dạng nầy chỉ
dùng cho hộp số có công suất lớn và nơi có nhiệt độ không quá thấp ( gần về nhiệt
độ âm sẽ làm cho mỡ bị hoá đặc )
- bôi trơn bằng dầu nhờn:
khi tần suất làm việc thấp nhằm tránh hiện tượng sinh nhiệt làm mất tính nhờn
bôi trơn của dầu, khởi động nhẹ, không nên sử dụng khi hộp số bôi trơn dầu nhờn
trong môi trường làm việc hoá phẩm, thực phẩm vì dễ bị rò rỉ khi dầu bị nóng, mất
tính nhờn, dù biết rằng có phớt (joint) làm kín vẫn bị rò rỉ, với mỡ bôi trơn
thì không lo vấn đề nầy khi có phớt (joint) làm kín.
ý kiến 2:
Hộp giảm tốc thường dùng
dầu bôi trơn, căn cứ vào tải trọng và tốc độ mà chọn loại dầu có độ nhớt thích
hợp. Nguyên tắc là tốc độ chậm và tải lớn thì độ nhớt cao, tốc độ cao và tải nhỏ
thì độ nhớt thấp. Ngoài ra, còn cần quan tâm đến nhiệt độ môi trường nữa, ở nước
ta thì quanh năm nhiệt độ chỉ từ 10~40 độ C, có thể cho qua chuyện này.
Dùng dầu bôi trơn có nhiều
ưu điểm so với dùng mỡ bôi trơn:
- Bôi trơn đồng đều trên
tất cả các bề mặt.
- Có tác dụng rửa sạch
các bề mặt khỏi các loại cặn bẩn, tạp chất và mạt kim loại.
- Có tác dụng giải nhiệt
và dễ áp dụng các biện pháp giải nhiệt cưỡng bức.
- Dễ kiểm soát mức độ bôi
trơn và áp dụng bôi trơn cưỡng bức.
Trong thiết kế vỏ hộp giảm
tốc bôi trơn bằng dầu, nhiều người quên các rãnh dẫn dầu bôi trơn cho các vòng
bi, rất nguy hiểm. Một số hộp số còn có hệ thống phun dầu tới các vị trí làm việc
và hệ thống ống làm mát dầu. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có nhiều trường hợp
không dùng dầu bôi trơn được, ví dụ các gối đỡ độc lập, các bộ truyền quá lớn của
các máy cán công suất cao hoặc các thiết bị sấy, nghiền kiểu thùng quay... thì
buộc dùng mỡ (còn hơn là không dùng gì) để bôi trơn các bề mặt làm việc.
Căn cứ vào các nhược điểm
của hình thức bôi trơn này (ưu điểm của dầu là nhược điểm của mỡ), ta cần có
các lưu ý và quan tâm đúng mức thì vẫn có thể yên tâm áp dụng phương pháp bôi
trơn bằng mỡ:
- Các chi tiết được bôi
trơn nên có vỏ bảo vệ, càng kín càng tốt, vừa có tác dụng ngăn bụi lọt vào lại
có tác dụng ngăn mỡ lọt ra.
- Dùng loại mỡ thích hợp
với tải trọng, tốc độ và nhiệt độ.
- Thường xuyên kiểm tra
lượng mỡ bôi trơn, nên áp dụng chế độ bơm mỡ theo chu trình của máy.
- Định kỳ thay mỡ: rửa sạch
mỡ cũ rồi nạp mỡ mới. Nguyên tắc chung là như vậy.
Ý kiến 3:
Xin bổ sung thêm về bôi
trơn bánh răng và ổ:
- Bộ truyền bánh răng
trong hộp giảm tốc thường bôi trơn bằng dầu. Bôi trơn bằng mỡ thường chỉ dùng với
các bộ truyền để hở và có vận tốc vòng rất thấp.
- Để bôi trơn bộ truyền
bánh răng có thể dùng phương pháp ngâm dầu (phổ biến nhất; dùng khi vận tốc
vòng =15m/s) vào các con lăn: dùng khi ổ quay với vận tốc cao.
+)Bôi trơn ổ lăn:
- Dùng khí nén phun dầu đến
các ổ; Khí nén vừa có tác dụng phun dầu vừa có tác dụng làm mát ổ. Phương pháp
này dùng khi vận tốc và nhiệt độ cao và nó không cho phép dùng dầu quay vòng
như các phương pháp trên.
Ý kiến 4:
Mức dầu thấp nhất:
Với hộp giảm tốc (HGT) khai
triển, đồng trục, cấp nhanh phân đôi => Ngập chiều cao chân răng của bánh
răng nhỏ nhất trong 2 bánh bị dẫn của cấp nhanh và cấp chậm.
Với HGT trục vít bánh
răng có trục vít đặt dưới => Ngập chiều cao ren của trục vít.
Với HGT bánh răng nón-trụ
=> Ngập bề rộng của BR nón bị dẫn cặp br nón
Mức dầu cao nhất:
Không nên vượt quá:
Không
nên vượt quá 1/3-1/6 bán kính bánh răng lớn nhất (với HGT
khai triển, đồng trục, cấp nhanh phân đôi).
Không nên vượt quá đường
ngang tâm viên bi hay con lăn dưới cùng (với HGT trục vít-bánh răng có trục vít
đặt dưới).
Trích diễn đàn MESLAB
Nhận xét
Đăng nhận xét
Các bạn có câu hỏi gì, cứ mạnh dạn trao đổi nhé, baoduongcokhi sẵn sàng giải đáp trong khả năng của mình.