Lâu nay, việc quản lý các hoạt động bảo trì nhà máy công nghiệp ở VN vẫn theo kiểu thủ công. Mới đây, Công ty Giải pháp công nghệ thông tin Avenue đã áp dụng thành công hệ thống phần mềm Quản lý thiết bị và bảo trì MAXIMO tại các nhà máy lọc dầu, hóa chất và sẽ đưa giải pháp này vào ngành điện, nhằm tăng hiệu quả, hiệu suất hoạt động cho các nhà máy điện…
Maximo 5 là phiên bản mới nhất của MRO Software (MRO-Mỹ) với nhiều tính năng ưu việt như: Quản lý tài sản, quản lý công việc, quản lý nguyên vật liệu và quản lý mua sắm thiết bị nhằm giúp các doanh nghiệp tối ưu hoá hiệu quả và năng suất công việc, đồng thời giúp cho nhà quản lý theo dõi các hoạt động bảo trì và xem xét các thành phần cần cải tiến, sửa chữa. Maximo 5 hiện được sử dụng tại hơn 10.000 doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ và tổ chức trên thế giới, là sản phẩm chủ lực của MRO-nhà cung cấp các giải pháp quản lý tài sản tầm chiến lược hàng đầu hiện nay
Tại Hội thảo do Avenue tổ chức tại Hà Nội về bảo trì, bảo dưỡng các nhà máy điện gần đây, hàng loạt vấn đề liên quan đến hiệu suất, tuổi thọ, lợi nhuận của các nhà máy điện đã được đặt ra. Các chuyên gia cho rằng, nhiều nhà đầu tư sau khi đưa nhà máy vào vận hành dường như quá coi trọng tới sản lượng điện sản xuất mà xem nhẹ khâu bảo trì, bảo dưỡng hệ thống thiết bị máy móc. Nói đúng hơn, việc quản lý thiết bị, bảo trì hiện vẫn theo thói quen “hỏng đâu, thay đấy” và thiếu đi một giải pháp chiến lược mang tính bền vững cho cả nhà máy.
“Ví dụ như khi mua thiết bị thay thế, họ thường không tính đến mua những thiết bị nào thật cần thiết, số lượng bao nhiêu và tính toán thời gian thay thế. Vì thế, trong các kho chứa, có những thiết bị cả năm trời không đụng đến do chưa có nhu cầu. Điều này không chỉ phát sinh thêm chi phí lưu kho mà thiết bị có thể bị hỏng hóc, đồng vốn bị lãng phí vì không được quay vòng” một chuyên gia cho biết.
Ngay cả việc sử dụng nhân viên bảo trì cũng khá tùy tiện, thiếu quy chuẩn đặc thù trong việc tiếp xúc với bộ phận thiết yếu, gây nguy cơ mất an toàn trong toàn hệ thống nhà máy. Nhiều thiết bị đã đã quá tuổi thọ nhưng vì thói quen chỉ “thay khi hỏng” nên có trường hợp, nhà máy phải ngừng hoạt động, gây ảnh hưởng tới doanh số bán hàng, hao tổn nhiên liệu khởi động, lãng phí chi phí cơ hội khắc phục sự cố.
Vậy, làm thế nào để các nhà máy điện hoạt động có hiệu quả và không xảy ra những sự cố đáng tiếc trong quá trình vận hành?
Trong trào lưu “quản lý tài nguyên doanh nghiệp” thông qua hệ thống phần mềm bắt đầu được hình thành, đã xuất hiện một số nhà cung cấp có “tên tuổi”. Thế nhưng việc tìm kiếm phần mềm tối ưu cho từng nhà máy sản xuất công nghiệp như lọc dầu, hóa chất và nhà máy điện thì chưa nhiều.
Công ty Avenue gần đây đã tiếp cận thị trường và áp dụng thành công phần mềm Quản lý thiết bị và bảo trì MAXIMO đối với một số nhà máy của JVPC, KNOC, PV Drilling, PV GAS, Công ty nhựa hóa chất Phú Mỹ và đặc biệt là tại nhà máy lọc dầu Dung Quốc do tập đoàn Technip của Pháp làm chủ thầu.
Ông Jim Davis, Giám đốc điều hành Avenue cho biết, MAXIMO là hệ thống phần mềm phục vụ cho công tác điều hành sản xuất, hữu ích đối với các dự án dầu khí, giàn khoan, nhà máy khí, nhiệt, ống dẫn, viễn thông, cầu cảng và đặc biệt là nhà máy điện thông qua việc cung cấp một giải pháp tổng thể nhằm quản lý và bảo trì thiết bị một cách có hệ thống. Nhờ đó, DN sẽ quản lý, theo dõi tình trạng thiết bị, kiểm soát bảo trì và phân công nhân viên bảo trì một cách khoa học và hiệu quả kinh tế hơn.
Theo đó, khi sử dụng MAXIMO, sẽ giảm thời gian ngừng máy, tăng tốc độ chạy máy, giảm khuyết tật sai sót, giảm tới 15% chi phí bảo trì và đặc biệt, tăng 30% năng lực sản xuất.
Phân tích hiệu quả cụ thể đối với nhà máy điện, ông Jim Davis cho biết: “Sử dụng MAXIMO không chỉ khắc phục được thói quen bảo trì bảo dưỡng tùy tiện mà còn nâng hiệu suất và lợi nhuận lên rõ rệt”. Theo đó, các nhà máy điện sẽ chủ động xây dựng một kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hoàn hảo thông qua việc lên kế hoạch mua sắm một cách chính xác những thiết bị nào, số lượng mỗi loại thiết bị bao nhiêu, thời điểm nào cần thay thế. Nhờ đó, sẽ giảm lượng tiền mua thiết bị thay thế từ 3 – 5%, giảm chi phí tồn kho thiết bị thay thế từ 20 – 30%...
Đối với vấn đề nhân lực bảo trì, MAXIMO cũng đưa ra yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn của một nhân viên bảo trì. Cụ thể, phần mềm sẽ chỉ rõ nhân lực nào sẽ đáp ứng được yêu cầu bảo trì từng thiết bị của nhà máy. Và khi bảo trì cần phải mang những dụng cụ, vật dụng thay thay thế nào, thay vì lỉnh kỉnh hàng túi đồ và thiết bị nhưng có nhiều thứ không dùng đến. Vì vậy, tiết kiệm nhân công bảo trì xấp xỉ 20%.
Ông Jim Davis nói: “Cuộc hội thảo tại Hà Nội với chủ đề tăng cường hiệu suất, tuổi thọ và lợi nhuận cho các nhà máy điện là một đòn bẩy để chúng tôi có thể tiếp tục thúc đẩy các nhà đầu tư quan tâm hơn đến việc quản lý bảo trì nhà máy của họ một cách khoa học và hiệu quả”. Theo đó, so với việc đi mua giải pháp từ nước ngoài, sẽ tiết kiệm được 40% chi phí trong khi chất lượng dịch vụ như nhau và không bị lệ thuộc vào chuyên gia các nước.
sưu tầm từ internet
SCCK.TK
Maximo 5 là phiên bản mới nhất của MRO Software (MRO-Mỹ) với nhiều tính năng ưu việt như: Quản lý tài sản, quản lý công việc, quản lý nguyên vật liệu và quản lý mua sắm thiết bị nhằm giúp các doanh nghiệp tối ưu hoá hiệu quả và năng suất công việc, đồng thời giúp cho nhà quản lý theo dõi các hoạt động bảo trì và xem xét các thành phần cần cải tiến, sửa chữa. Maximo 5 hiện được sử dụng tại hơn 10.000 doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ và tổ chức trên thế giới, là sản phẩm chủ lực của MRO-nhà cung cấp các giải pháp quản lý tài sản tầm chiến lược hàng đầu hiện nay
Tại Hội thảo do Avenue tổ chức tại Hà Nội về bảo trì, bảo dưỡng các nhà máy điện gần đây, hàng loạt vấn đề liên quan đến hiệu suất, tuổi thọ, lợi nhuận của các nhà máy điện đã được đặt ra. Các chuyên gia cho rằng, nhiều nhà đầu tư sau khi đưa nhà máy vào vận hành dường như quá coi trọng tới sản lượng điện sản xuất mà xem nhẹ khâu bảo trì, bảo dưỡng hệ thống thiết bị máy móc. Nói đúng hơn, việc quản lý thiết bị, bảo trì hiện vẫn theo thói quen “hỏng đâu, thay đấy” và thiếu đi một giải pháp chiến lược mang tính bền vững cho cả nhà máy.
“Ví dụ như khi mua thiết bị thay thế, họ thường không tính đến mua những thiết bị nào thật cần thiết, số lượng bao nhiêu và tính toán thời gian thay thế. Vì thế, trong các kho chứa, có những thiết bị cả năm trời không đụng đến do chưa có nhu cầu. Điều này không chỉ phát sinh thêm chi phí lưu kho mà thiết bị có thể bị hỏng hóc, đồng vốn bị lãng phí vì không được quay vòng” một chuyên gia cho biết.
Ngay cả việc sử dụng nhân viên bảo trì cũng khá tùy tiện, thiếu quy chuẩn đặc thù trong việc tiếp xúc với bộ phận thiết yếu, gây nguy cơ mất an toàn trong toàn hệ thống nhà máy. Nhiều thiết bị đã đã quá tuổi thọ nhưng vì thói quen chỉ “thay khi hỏng” nên có trường hợp, nhà máy phải ngừng hoạt động, gây ảnh hưởng tới doanh số bán hàng, hao tổn nhiên liệu khởi động, lãng phí chi phí cơ hội khắc phục sự cố.
Vậy, làm thế nào để các nhà máy điện hoạt động có hiệu quả và không xảy ra những sự cố đáng tiếc trong quá trình vận hành?
Trong trào lưu “quản lý tài nguyên doanh nghiệp” thông qua hệ thống phần mềm bắt đầu được hình thành, đã xuất hiện một số nhà cung cấp có “tên tuổi”. Thế nhưng việc tìm kiếm phần mềm tối ưu cho từng nhà máy sản xuất công nghiệp như lọc dầu, hóa chất và nhà máy điện thì chưa nhiều.
Công ty Avenue gần đây đã tiếp cận thị trường và áp dụng thành công phần mềm Quản lý thiết bị và bảo trì MAXIMO đối với một số nhà máy của JVPC, KNOC, PV Drilling, PV GAS, Công ty nhựa hóa chất Phú Mỹ và đặc biệt là tại nhà máy lọc dầu Dung Quốc do tập đoàn Technip của Pháp làm chủ thầu.
Ông Jim Davis, Giám đốc điều hành Avenue cho biết, MAXIMO là hệ thống phần mềm phục vụ cho công tác điều hành sản xuất, hữu ích đối với các dự án dầu khí, giàn khoan, nhà máy khí, nhiệt, ống dẫn, viễn thông, cầu cảng và đặc biệt là nhà máy điện thông qua việc cung cấp một giải pháp tổng thể nhằm quản lý và bảo trì thiết bị một cách có hệ thống. Nhờ đó, DN sẽ quản lý, theo dõi tình trạng thiết bị, kiểm soát bảo trì và phân công nhân viên bảo trì một cách khoa học và hiệu quả kinh tế hơn.
Theo đó, khi sử dụng MAXIMO, sẽ giảm thời gian ngừng máy, tăng tốc độ chạy máy, giảm khuyết tật sai sót, giảm tới 15% chi phí bảo trì và đặc biệt, tăng 30% năng lực sản xuất.
Phân tích hiệu quả cụ thể đối với nhà máy điện, ông Jim Davis cho biết: “Sử dụng MAXIMO không chỉ khắc phục được thói quen bảo trì bảo dưỡng tùy tiện mà còn nâng hiệu suất và lợi nhuận lên rõ rệt”. Theo đó, các nhà máy điện sẽ chủ động xây dựng một kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hoàn hảo thông qua việc lên kế hoạch mua sắm một cách chính xác những thiết bị nào, số lượng mỗi loại thiết bị bao nhiêu, thời điểm nào cần thay thế. Nhờ đó, sẽ giảm lượng tiền mua thiết bị thay thế từ 3 – 5%, giảm chi phí tồn kho thiết bị thay thế từ 20 – 30%...
Đối với vấn đề nhân lực bảo trì, MAXIMO cũng đưa ra yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn của một nhân viên bảo trì. Cụ thể, phần mềm sẽ chỉ rõ nhân lực nào sẽ đáp ứng được yêu cầu bảo trì từng thiết bị của nhà máy. Và khi bảo trì cần phải mang những dụng cụ, vật dụng thay thay thế nào, thay vì lỉnh kỉnh hàng túi đồ và thiết bị nhưng có nhiều thứ không dùng đến. Vì vậy, tiết kiệm nhân công bảo trì xấp xỉ 20%.
Ông Jim Davis nói: “Cuộc hội thảo tại Hà Nội với chủ đề tăng cường hiệu suất, tuổi thọ và lợi nhuận cho các nhà máy điện là một đòn bẩy để chúng tôi có thể tiếp tục thúc đẩy các nhà đầu tư quan tâm hơn đến việc quản lý bảo trì nhà máy của họ một cách khoa học và hiệu quả”. Theo đó, so với việc đi mua giải pháp từ nước ngoài, sẽ tiết kiệm được 40% chi phí trong khi chất lượng dịch vụ như nhau và không bị lệ thuộc vào chuyên gia các nước.
sưu tầm từ internet
SCCK.TK
Nhận xét
Đăng nhận xét
Các bạn có câu hỏi gì, cứ mạnh dạn trao đổi nhé, baoduongcokhi sẵn sàng giải đáp trong khả năng của mình.