Bơm thể tích: là loại bơm có thể biến đổi trực tiếp cơ năng thành thế năng, thông qua quá trình nén, giảm chất lỏng bằng cách thay đổi theo chu kỳ dung tích trong một thể tích kín. Có thể chia bơm thể tích thành các loại: bơm pittông, bơm bánh răng, bơm trục vít, bơm rôto cánh trượt. a. Bơm pittông. Theo đặc điểm cấu tạo và hoạt động của bơm pittông có thể chia thành các loại: bơm pittông tác dụng đơn (Hình 1), bơm tác dụng kép (Hình 2), bơm vi sai, bơm pittông quay hướng kính (Hình 3), bơm pittông quay hướng trục (Hình 4).
Ưu điểm của bơm pittông là tạo được áp suất nén cao và không phụ thuộc vào lưu lượng và tần số quay của tay biên. Nhược điểm là cấu tạo phức tạp, có các xupáp, lưu lượng cấp không đều và chạy chậm, làm tăng kích cỡ khi có lưu lượng lớn.
Hình 1. Sơ đồ bơm pittông tác dụng đơn1 – tay biên; 2 – thanh truyền; 3 – con trượt; 4 – cần pittông; 5 – pittông; 6 – xy lanh; 7 – khoang chứa; 8 – ống đẩy; 9- van đẩy; 10- ống hút; 11- van hút; A - điểm chết trên (vị trí biên bên trái của pittông); B - điểm chết dưới (vị trí biên bên phải của pittông).
Hình 2. Sơ đồ bơm pittông tác dụng kép
Hình 3. Nguyên lý cấu tạo và hoạt động của bơm pittông quay hướng kính.
1- vành trụ; 2- pittông; 3- ống lót; 4- vách ngăn; 5- rôto; a) khoang hút; b) khoang đẩy; c) độ lệch tâm.
Hình 4. Sơ đồ nguyên lý của bơm pittông quay hướng trục.
a- truyền động bằng các đăng: 1- rôto; 2- pittông; 3- trục các đăng; 4- rãnh hút và đẩy.
b- Truyền động bằng mặt phẳng nghiêng: 1- rôto; 2- pittông; 3- mặt phẳng nghiêng; 4- lò xo.
c- Truyền động bằng mặt phẳng nghiêng và lò xo: 1- pittông; 2- rôto; 3- mặt phẳng nghiêng; 4- lò xo.
(loại bơm này có năng suất từ 0,2 đến 25m3/h với h=(85¸89)%; n=1000¸6500vòng/phút; áp suất p= 350kG/cm2).Bơm pittông được dùng để bơm các loại chất lỏng khác nhau – nóng và lạnh, nhớt và loãng, sạch và có tạp chất lơ lửng, kể cả bột mài.
b) Bơm bánh răng Bơm bánh răng là loại rôto quay, trong đó môi chất được bơm chuyển dịch trong mặt phẳng thẳng góc với tâm quay của thiết bị (Hình 5).
Hình 5- Sơ đồ bơm bánh răng
1- bánh răng chủ; 2- bánh răng bị dẫn; 3- vỏ bơm; 4- rãnh giảm tải.
Bơm bánh răng được dùng trong các máy thuỷ lực (máy ép, máy nâng, cần cẩu, máy đào đất,…), trong hệ thống điều khiển tự động, trong bôi trơn các bộ phận chuyển động của máy. Năng suất của bơm bánh răng vào khoảng 0,22 ¸ 58m3/h với áp suất 0,6 ¸ 2,5MPa (6 ¸ 25kG/cm2). Có thể bôi trơn môi chất với độ nhớt động 0,2 ¸ 100cm2/s và nhiệt độ từ -40 tới +2500C. Do không có van hút và đẩy nên bơm bánh răng có thể quay với tốc độ lớn (n=700 ¸ 5000vòng/phút) và được truyền động trực tiếp bằng động cơ. Khi làm việc bơm bánh răng luôn tiếp xúc với dầu nhờn, dầu thuỷ lực, vì vậy tuổi thọ khá cao. Các bề mặt làm việc của bơm phải được chế tạo với độ chính xác và độ lỏng cao thì mới tạo được áp lực lớn và đỡ mất mát lưu lượng.Hình 6. mặt cắt bơm có ba trục vít
Hình 6. mặt cắt bơm có ba trục vít1- trục vít dẫn; 2- pittông giảm tải; 3- ống lót giảm tải; 4- trục vít bị dẫn;5- vòng đỡ (có tác dụng như ổ trượt).Cần lưu ý rằng, trục vít bị dẫn không sinh công có ích, và chỉ dùng để chèn kín. Trong quá trình hoạt động bình thường các trục vít bị dẫn quay được là nhờ áp lực của môi chất được bơm chuyển.
Cần lưu ý rằng, trục vít bị dẫn không sinh công có ích, và chỉ dùng để chèn kín. Trong quá trình hoạt động bình thường các trục vít bị dẫn quay được là nhờ áp lực của môi chất được bơm chuyển.Bơm trục vít được đặt trong khoang của thân bơm. Khi bơm làm việc môi chất được hút từ đầu này đến đầu kia của các cặp trục vít.
Bơm ba trục vít có dải lưu lượng từ 0,4 đến 400m3/h với áp suất đến 25MPa (250kG/cm2). Bơm ba trục vít dùng để bơm chất lỏng không có tạp chất lơ lửng với độ nhớt động (0,1 ¸ 60)cm2/s và nhiệt độ 1000C.
Bơm một trục vít có năng suất 0,3 ¸ 60m3/h với áp suất lớn nhất 0,5 ¸ 2,5 MPa (5 ¸25kG/cm2) và dùng để bơm các dung dịch sạch và bẩn (bùn, mật, rỉ đường, hoa quả nghiền lẫn hạt, bột nhão, vv…) kể cả dung dịch hoá chất hoạt tính, với độ nhớt động 1000cm2/s và nhiệt độ 800C. d. Bơm rôto cánh trượt Bơm rôto cánh trượt là loại bơm rôto quay tịnh tiến, trong đó cánh có thể là phẳng hoặc được định hình.Trên hình 7 là sơ đồ bơm cánh trượt phẳngHình 7. Sơ đồ bơm rôto cánh trượt
Hình 7. Sơ đồ bơm rôto cánh trượt
Hình 7. Sơ đồ bơm rôto cánh trượt1- vỏ bơm; 2- rôto; 3- cánh trượt hình chữ nhật; 4- rãnh đầu hút; 5- rãnh đầu đẩy.
Trong vỏ bơm có rôto 2 được bố trí lệch tâm. Những cánh trượt dịch chuyển tự do trong các khe của rôto và nhờ sức ly tâm được ép vào bề mặt trong của vỏ (có khi còn thêm lò xo phụ đặc biệt). Khoang làm việc I của bơm được làm kín ở đoạn A-B- khoảng cách giữa hai cánh trượt kề nhau. Các cánh 3 vừa quay theo rôto 2 vừa trượt trong khe của rôto.
Khi cánh 3 bắt đầu với vị trí A, quá trình hút bắt đầu, và khi cánh với vị trí B là bắt đầu quá trình đẩy. Sau mỗi vòng quay của rôto 3 bơm sẽ cấp một suất năng suất thể tích nhất định, và sau n số vòng quay thì đạt được năng suất bơm mong muốn.
Bơm rôto cánh trượt được chế tạo với lưu lượng từ 0,25 đến 20 m3/h và áp suất từ 15 đến 100kG/cm2 (15 ¸ 10MPa).
SCCK.TK (ViệnKH và CN nhiệt lạnh)
Nhận xét
Đăng nhận xét
Các bạn có câu hỏi gì, cứ mạnh dạn trao đổi nhé, baoduongcokhi sẵn sàng giải đáp trong khả năng của mình.