Kỹ thuật siết bu lông mặt bích phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ cứng của vật liệu, áp lực làm việc, đường kính bu lông, số lượng bu lông, v.v. Dưới đây là một số hướng dẫn chung về kỹ thuật siết bu lông mặt bích:
1- Chọn loại bu lông phù hợp với mặt bích và ứng dụng: Trước khi siết bu lông, bạn cần chọn loại bu lông phù hợp với mặt bích và ứng dụng. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng bu lông có độ cứng và độ bền phù hợp để chịu được áp lực và đảm bảo tính toàn vẹn của mặt bích.
2- Kiểm tra độ sạch và bôi trơn: Bạn cần đảm bảo rằng bề mặt của bu lông, đai ốc, mặt bích và vùng tiếp xúc được làm sạch và bôi trơn trước khi siết bu lông. Điều này giúp đảm bảo sự kết nối chặt chẽ giữa các bộ phận và hạn chế sự ăn mòn và rỉ sét.
3- Sử dụng công cụ siết bu lông: Sử dụng công cụ siết bu lông phù hợp để đảm bảo lực siết đúng như yêu cầu. Thường thì sẽ có các thông số như lực siết tối đa, lực siết khuyến nghị và mô-men xoắn cần thiết để siết bu lông.
4- Siết đối xứng và theo chuỗi: Nếu có nhiều bu lông, bạn cần siết chúng đối xứng và theo chuỗi. Điều này giúp phân bố lực siết đồng đều và đảm bảo tính toàn vẹn của mặt bích.
5- Kiểm tra lại sau khi siết: Kiểm tra lại lực siết của bu lông sau khi đã siết xong để đảm bảo rằng chúng đã được siết đúng như yêu cầu và không có bu lông nào bị tuột hoặc lỏng.
Lưu ý rằng kỹ thuật siết bu lông mặt bích có thể khác nhau tùy thuộc vào từng ứng dụng cụ thể. Nếu bạn không chắc chắn về kỹ thuật siết bu lông phù hợp, hãy tham khảo các hướng dẫn của NSX.
1-SIẾTMẶT BÍCH THẤP ÁP
A- Xiết bằng tay
- Dùng cờ lê tay công hoặc cơ lê đóng, xiết đối xứng vuông góc một lượt theo cặp thứ tự như ở hình vẽ.
- Khi xiết tới bulông số 8, xiết đuổi một vòng (bắt đầu từ 8) với độ chặt yêu cầu (để đảm bảo các bulông xiết đều nhau) (Đối bích 8 bulông).
1→2→3→4→5→6→7→8→4→6→2→7→3→5→1→8
-Lưu ý : Chỉ một người xiết để đảm bảo lực xiết đều.
-Kiểm tra khe hở 4 góc bích bằng thước nhét hoặc thước cặp. Nếu không đều thì xiết đối xứng lại chỗ có khe hở lớn nhất.
Các bích 12, 16, 24 bulông cũng làm tương tự.
Xem thêm:
B-Siết bằng cờ lê thủy lực
-Siết đối xứng như xiết bằng tay.
-Siết 3 lần với 3 mức lực để đạt theo giá trị lực yêu cầu (thường tra từ bảng, tài liệu của NSX).
-Siết tới cặp cuối cùng 7-8 thì nâng lực mức 2 rồi tiếp theo lên mức 3.
- Siết đuổi một vòng (bắt đầu từ 8) với mức lực cuối 3 để đảm bảo các bulông xiết đều nhau.
Cờ lê thủy lực
2-SIẾT MẶT BÍCH CAO ÁP
Thường chỉ xiết bằng thủy lực, máy căng bu lông bolt tensioner, (không xiết bằng tay)
Kỹ thuật xiết tương tự như xiết mặt bích thấp áp.
Thanh Sơn ghi theo kinh nghiệm.
Related Posts by Categories
Nhận xét
Đăng nhận xét
Các bạn có câu hỏi gì, cứ mạnh dạn trao đổi nhé, baoduongcokhi sẵn sàng giải đáp trong khả năng của mình.