Đại đa số các cảm biến rung trên thị trường hiện nay là loại cảm biến điện từ, hoặc cảm biến kiểu áp điện có điện áp ra tỷ lệ với vận tốc rung.
Các cảm biến này có thể lắp trực tiếp trên vỏ gối trục, để đo độ rung của trục truyền ra vỏ. Cũng có thể đo trực tiếp độ rung của trục bằng cách sử dụng một que đo tiếp xúc, xuyên qua vỏ gối trục.
Sau này người ta chuyển sang đo trực tiếp biên độ rung, sử dụng các cảm biến đo khoảng cách. Các cảm biến này có thể đo khoảng cách tĩnh (khoảng cách giữa cảm biến và bề mặt trục), và khoảng cách động (độ rung của trục khi trục quay).
Cảm biến này làm việc theo nguyên lý giống như radar, phát ra tín hiệu và thu lại tín hiệu phản xạ về để tính khoảng cách. Nhà chế tạo không nói rõ là tín hiệu gì, nhưng có lẽ là tín hiệu điện từ cao tần hoặc siêu âm. Nó đo được khoảng cách từ rất thấp ( từ 250 micron đến 2mm).
Bạn có thể tham khảo tại trang web của nhà sản xuất Bently Nevada
(http://www.bently.com)
Còn đo nhiệt độ đầu gối trục, có lẽ vẫn là cách đo cổ điển dùng Thermocouple hoặc RTD. Với nhiệt độ thấp như vậy (60 đến 70 độ C) thì có lẽ chưa cần đến các cảm biến mới.
Cảm biến làm sao mà kể cho hết được, nhưng loại thông dụng thì có các loại sau: cảm biến tiệm cận (Proximity) , Cảm biến quang (photosensor) cảm biến thông minh, cảm biến vision sensor, Encoder...
Cảm biến tiệm cận có 2 loại , Proximity(Pro) và capaxity(cap)
- Loại điện cảm (inductive): phát hiện vật thể kim loại.
Loại Pro dùng đễ phát hiện kim loại ( tùy theo loại phát hiện sắt, đồng, nhôm....) với khoảng cách 6mm hoặc 10mm
- Loại điện dung (capacitive): Phát hiện mọi vật thể.
Loại (cap) cũng giống như pro nhưng loại này phát hiện cả những vật không phải là kim loại thí dụ như nhựa, gỗ....
Cách nối dây: Không cần quan tâm tranzitor bên trong, chỉ quan tâm các màu dây nối cho đúng cực tính
Có thể tìm hiểu các loại cảm biến tại: http://www.omron.com.vn/sensor.htm
SCCK.TK (sưu tầm)
Các cảm biến này có thể lắp trực tiếp trên vỏ gối trục, để đo độ rung của trục truyền ra vỏ. Cũng có thể đo trực tiếp độ rung của trục bằng cách sử dụng một que đo tiếp xúc, xuyên qua vỏ gối trục.
Sau này người ta chuyển sang đo trực tiếp biên độ rung, sử dụng các cảm biến đo khoảng cách. Các cảm biến này có thể đo khoảng cách tĩnh (khoảng cách giữa cảm biến và bề mặt trục), và khoảng cách động (độ rung của trục khi trục quay).
Cảm biến này làm việc theo nguyên lý giống như radar, phát ra tín hiệu và thu lại tín hiệu phản xạ về để tính khoảng cách. Nhà chế tạo không nói rõ là tín hiệu gì, nhưng có lẽ là tín hiệu điện từ cao tần hoặc siêu âm. Nó đo được khoảng cách từ rất thấp ( từ 250 micron đến 2mm).
Bạn có thể tham khảo tại trang web của nhà sản xuất Bently Nevada
(http://www.bently.com)
Còn đo nhiệt độ đầu gối trục, có lẽ vẫn là cách đo cổ điển dùng Thermocouple hoặc RTD. Với nhiệt độ thấp như vậy (60 đến 70 độ C) thì có lẽ chưa cần đến các cảm biến mới.
Cảm biến làm sao mà kể cho hết được, nhưng loại thông dụng thì có các loại sau: cảm biến tiệm cận (Proximity) , Cảm biến quang (photosensor) cảm biến thông minh, cảm biến vision sensor, Encoder...
Cảm biến tiệm cận có 2 loại , Proximity(Pro) và capaxity(cap)
- Loại điện cảm (inductive): phát hiện vật thể kim loại.
Loại Pro dùng đễ phát hiện kim loại ( tùy theo loại phát hiện sắt, đồng, nhôm....) với khoảng cách 6mm hoặc 10mm
- Loại điện dung (capacitive): Phát hiện mọi vật thể.
Loại (cap) cũng giống như pro nhưng loại này phát hiện cả những vật không phải là kim loại thí dụ như nhựa, gỗ....
Cách nối dây: Không cần quan tâm tranzitor bên trong, chỉ quan tâm các màu dây nối cho đúng cực tính
Có thể tìm hiểu các loại cảm biến tại: http://www.omron.com.vn/sensor.htm
SCCK.TK (sưu tầm)
Nhận xét
Đăng nhận xét
Các bạn có câu hỏi gì, cứ mạnh dạn trao đổi nhé, baoduongcokhi sẵn sàng giải đáp trong khả năng của mình.