Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2009

Công nghệ gia công khô

Hiện nay nhiều công ty chế tạo máy đang cố gắng giảm lượng tiêu hao dung dịch trơn nguội và nếu có thể thì loại bỏ chúng hoàn toàn. Một số nguyên nhân khiến các nhà chế tạo thực hiện điều này là do vấn đề chi phí cho dung dịch trơn nguội và vấn đề môi trường. Trường hợp gia công không sử dụng dung dịch trơn nguội được gọi là gia công khô (Dry machining). Bài viết này xin giới thiệu sơ lược về công nghệ gia công khô trong chế tạo máy. ThS. Nguyễn Văn Tường – Khoa Cơ khí, Đại học Nha Trang Dung dịch trơn nguội thường được sử dụng trong quá trình cắt gọt. Chúng làm giảm sự mài mòn dao, xua tan nhiệt từ chi tiết gia công, dao và máy, giúp quá trình thoát phoi dễ dàng và giảm ứng suất cắt sinh ra trong chi tiết gia công, dụng cụ và thiết bị. Tuy nhiên việc sử dụng dung dịch trơn nguội đã làm gia tăng đáng kể chi phí gia công. Chi phí cho dung dịch trơn nguội có thể từ 7-17% chi phí sản xuất. Bên cạnh đó dung dịch trơn nguội làm ảnh hưởng đến sức khỏe người vận hành máy. Khi loại bỏ dung...

KIỂM TRA BẰNG TRUYỀN ÂM - Accoustic Emission

Phương pháp truyền âm dựa trên một nguyên lý rất đơn giản: khi trên vật thể phát sinh vết nứt, quá trình nứt luôn phát ra các sóng siêu âm tắt dần ở một dải tần số nhất định.Bằng cách gắn các đầu dò sóng siêu âm trên bề mặt vật thử theo một sơ đồ thích hợp, xử lý các số liệu về độ trễ, biên độ .. của các tín hiệu nhận được, người ta có thể xác định được chính xác các vết nứt phát sinh trên bề mặt và cả bên trong kim loại trong quá trình thử. Mặc dù nguyên lý đơn giản nhưng phương pháp này chỉ bắt đầu được áp dụng trong khoảng 15 năm trở lại đây cùng với sự phát triển của kỹ thuật siêu âm và kỹ thuật tin học cho phép xử lý một cách tức thời với độ chính xác cao các tín hiệu thu nhận trong quá trình thử. Thực tế cho thấy kể cả khi không có hiện tượng nứt, trong quá trình thử bên trong kim loại luôn lan truyền các sóng siêu âm ở các dải tần khác nhau. Tuy nhiên đặc điểm nhận biết của các sóng siêu âm do vết nứt trong kim loại tạo ra là chúng có tần số từ 100 - 400 kHz và là các sóng ở dạn...

On-stream inspection - phương pháp kiểm định thiết bị trong tình trạng hệ thống thiết bị đó vẫn đang vận hành

On-stream inspection là 1 khái niệm được dùng trong API 510 (API – American Petrolium Institute) để chỉ phương pháp kiểm định thiết bị trong tình trạng hệ thống thiết bị đó vẫn đang vận hành. Kỹ thuật này, về bản chất là 1 lợi ích của Risk base inspection (phương pháp kiểm định dựa trên hệ số rũi ro”). Nguyên tắc thực hiện là dùng những biện pháp kiểm tra không phá hủy thay thế cho việc thử thủy lực và khám trong. Để làm được điều này, đôi khi cần có sự chuẩn bị ngay từ khi thiết kế và chế tạo hệ thống thiết bị. On-stream inspection đặc biệt hữu ích trong trường hợp mà chi phí của việc dừng hệ thống là quá cao (sản phẩm hư hại, ảnh hưởng nặng nề đến những dây chuyền sản xuất khác, chi phí cân chỉnh khi khởi động lại hệ thống cao…). Ví dụ tốt cho những hệ thống loại này là hệ thống sử lý khí thiên nhiên cho những nhà máy nhiệt điện. Áp lực của việc cung cấp năng lượng điện không cho phép hệ thống ngưng trong thời gian đủ dài để thực hiện việc kiểm định thông thường. Trong 1 số trường ...

Kiểm tra không phá hủy (Non destructive testing – NDT)

Trong kỹ thuật sửa chữa cơ khí, có một số phương pháp kiểm tra không phá hủy nhằm tìm ra các khuyết tật hoặc tiềm năng hư hỏng của chi tiết máy hoặc thiết bị, mắt thường nhiều khi không thấy được mà không ảnh hưởng đến chi tiết, thiết bị. Ở nhà máy tôi thường dùng pp siêu âm để đo bề dày vỏ thiết bị bồn, tháp cao áp và pp chụp phim phóng xạ để kiểm tra mối hàn cao áp. Xin giới thiệu các pp NDT chủ yếu sau đây để các bạn tham khảo.   Kiểm tra không phá hủy là việc sử dụng các phương pháp vật lý để kiểm tra phát hiện các khuyết tật bên trong hoặc ở bề mặt vật kiểm mà không làm tổn hại đến khả năng sử dụng của chúng. Viết tắt từ chữ tiếng Anh "Non - destructive Testing", hay mở rộng hơn là " Non - Destrictive Evaluation" (NDE - thiên về định lượng, kiểm tra) hay "Non - Destructive inspection" - NDI.  Kiểm tra không phá hủy dùng để phát hiện các khuyết tật như là nứt, rỗ, xỉ, tách lớp, hàn không ngấu, không thấu trong các mối hàn..., kiểm tra độ cứng của vật ...

TẠI SAO BƠM LY TÂM RUNG ĐỘNG ?

Tại sao phải quan tâm đến rung động? vì nó có ảnh hưởng đến sự hoạt động của bơm. Ít nhất có 6 bộ phận của bơm bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi rung động: - Tuổi thọ của hộp seal làm kín cơ khí liên quan trực tiếp tới sự chuyển động của trục. Rung động có thể gây cho bề mặt carbon làm kín bị bể hoặc mẻ, làm mất đi khả năng làm kín của seal. Có trường hợp khi trục quay, có một số chi tiết động bên trong seal tiếp xúc với vỏ thân seal hoặc các bộ phận cố định trong seal, làm bề mặt làm kín bị hở và cho phép chất rắn thâm nhập vào giữa 2 bề mặt phẳng làm kín. - Đối với bơm làm kín bằng gioăng chèn, vòng chèn dễ bị ảnh hưởng bởi chuyển động hướng kính của trục, điều này sẽ gây ra rò rỉ hoặc gây cho trục hoặc ống lót trục sẽ bị mòn nhiều. Ngoài ra cần dòng nước làm mát nhiệt sinh ra do ma sát giữa trục và vòng chèn. - Vòng bi được thiết kế để đỡ cả tải hướng kính và dọc trục chứ không thiết kế để chịu rung động. cho nên rung động lớn dẫn đến mặt lăn của vòng bi bị lõm rỗ. - Các kích th...

Thư viện ảnh máy bơm

pretty lat/long bom nam 20061117_150114 20061117_150037 All rights reserved Uploaded on Apr 19, 2007 0 comments All rights reserved Uploaded on Apr 19, 2007 0 comments All rights reserved Uploaded on Apr 19, 2007 0 comments 20061117_145850 sgsagswgh pump 676789 All rights reserved Uploaded on Apr 19, 2007 0 comments All rights reserved Uploaded on Apr 19, 2007 0 comments All rights reserved Uplo...

Nghe Podcast Bảo Dưỡng Cơ Khí